Xét nghiệm STD là gì? Khi nào nên xét nghiệm STD
Xét nghiệm STD (sexually transmitted disease) giúp phát hiện ra nhiều bệnh tình dục nguy hiểm để điều trị đúng hướng. Bạn có thể biết thêm về phương pháp xét nghiệm này qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về xét nghiệm STD?
Việc thực hiện các xét nghiệm STD đã không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Nó giúp bạn sàng lọc và phát hiện ra các căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm. Qua đó việc điều trị cũng như phòng ngừa lây nhiễm bệnh ra cộng đồng cũng được làm tốt hơn.
Xét nghiệm STD là gì?
Vậy xét nghiệm STD là gì mà lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe như vậy? Thực ra đây là một xét nghiệm về các bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, Chlamydia,... Các bác sĩ thường lấy mẫu bệnh phẩm ở dịch tiết âm đạo, máu, tinh trùng để thực hiện xét nghiệm và phát hiện ra bệnh STD. Nó giúp xác định bệnh nhanh chóng với độ chính xác cao và tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Các dấu hiệu cảnh báo nên đi xét nghiệm STD
Nếu bạn thắc mắc khi nào nên xét nghiệm STD thì các chuyên gia khuyến cáo rằng bất cứ ai từng quan hệ tình dục đều nên đi xét nghiệm STD 1 lần trong đời. Đặc biệt là khi bạn gặp phải các dấu hiệu sau đây thì cần phải tiến hành xét nghiệm, thực hiện tầm soát bệnh tình dục một cách nhanh nhất có thể:
Dấu hiệu bị STD ở người nam giới
Một số triệu chứng nổi bật khi bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục ở nam giới là:
-
Xuất hiện tình trạng viêm sưng, lở loét và nổi mụn ở xung quanh dương vật, bìu, tinh hoàn và thậm chí lan ra hậu môn, mông, bắp đùi.
-
Có phát ban đỏ trên cơ thể nhất là ở vùng kín, miệng, tay, chân.
-
Có cảm giác đau buốt khi đi vệ sinh, tiểu khó, đái rắt.
-
Đời sống tình dục gặp khó khăn, thấy đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ.
-
Phần chất nhờn tiết bất thường, có mùi hôi và chảy máu từ bộ phận sinh dục.
Dấu hiệu bị STD ở người nữ giới
Các biểu hiện đáng chú ý của nữ giới khi bị mắc bệnh STD bao gồm:
-
Sưng tấy đỏ, viêm nhiễm, lở loét, ngứa ngáy, bỏng rát ở khu vực vùng kín.
-
Không được thoải mái khi quan hệ thậm chí thấy đau và chảy máu âm đạo.
-
Nhiều cục mụn, u nhọt nổi lên xung quanh âm đạo, môi lớn, môi bé,...
-
Khí hư tiết ra có màu bất thường với mùi hôi tanh nồng.
Lợi ích của xét nghiệm STD định kỳ
Việc xét nghiệm STD định kỳ không chỉ giúp bạn sớm phát hiện và chữa trị bệnh mà còn ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm sau này. Cụ thể những lợi ích tuyệt vời của việc xét nghiệm STD thường xuyên, mỗi năm một lần mang lại có thể kể đến như:
-
Sớm phát hiện ra các chứng bệnh qua đường tình dục để tìm cách chữa trị nhanh chóng và có hiệu quả.
-
Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến khi mắc bệnh STD (vô sinh, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, ung thư,...).
-
Hạn chế việc lây nhiễm bệnh STD ra cho người thân, bạn bè và cộng đồng xung quanh.
-
Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh, điều trị bệnh sớm phục hồi hơn khi điều trị bệnh ở giai đoạn đầu.
Các xét nghiệm STD phổ biến hiện nay
Trong khoảng thời gian gần đây, người ta thường thực hiện xét nghiệm STD cho những căn bệnh lây qua đường tình dục phổ biến sau:
Bệnh Chlamydia
Căn bệnh Chlamydia gây ra tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh dục với các dấu hiệu viêm loét vùng kín, đau rát chảy máu vùng kín. Thông thường, người ta sẽ lấy mẫu nước tiểu, dịch dương vật, cổ tử cung để xét nghiệm và tìm kiếm kháng nguyên virus.
Bệnh lậu
Bệnh lậu là một căn bệnh STD phổ biến hay mắc do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Chúng gây ra nhiều triệu chứng viêm sưng đường sinh dục, mắt, miệng,... ngứa ngáy vùng kín và sinh hoạt khó khăn. Lâu ngày, hệ quả của bệnh lậu sẽ gây ra vô sinh, viêm nhiễm vùng chậu, niệu đạo và tuyến tiền liệt. Để phát hiện ra bệnh, bác sĩ thường dùng dịch sinh dục hoặc nước tiểu đem đi xét nghiệm STD.
Bệnh giang mai
Bệnh giang mai tác động mạnh mẽ nhất lên da, cơ quan sinh dục và nội tạng gây nguy hiểm đến sức khỏe cho người bệnh. Ta có thể thấy các biểu hiện rõ nhất của bệnh qua tình trạng xấu ở đường sinh dục, viêm sưng trực tràng, phát ban hoặc sưng hạch bạch huyết. Khi xét nghiệm STD cho bệnh giang mai, mẫu bệnh phẩm được lấy bằng cách dùng bông thu thập trên các vùng loét ở dương vật, âm đạo.
Viêm gan B
Viêm gan B cũng có thể phát hiện bằng các xét nghiệm STD từ máu người bệnh qua kiểm tra kháng nguyên. Đây là một căn bệnh có khả năng truyền nhiễm với nhiều con đường trong đó có quan hệ tình dục. Vậy nên việc test STD định kỳ thường được các bác sĩ khuyến nghị xét nghiệm thêm viêm gan B để chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn.
Bệnh HIV
Một căn bệnh lây lan qua đường tình dục nguy hiểm không thể không kể đến bệnh HIV. Loại bệnh này có tốc độ lây nhiễm rất nhanh và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây ra tử vong cho người bệnh. Để phát hiện ra HIV chính xác nhất, khoảng thời gian tối ưu nên thực hiện xét nghiệm là trong vòng 2-3 tháng sau phơi nhiễm. Bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh để tìm ra dấu hiệu của virus HIV.
Một số xét nghiệm STD khác
Hầu hết các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục đều có thể chẩn đoán chính xác qua các xét nghiệm STD. Vậy nên ngoài các xét nghiệm bệnh tình dục phổ biến trên, bác sĩ còn dùng phương pháp xét nghiệm máu, nước tiểu, dịch tiết bộ phận sinh dục để xác định các bệnh Chancroid, u hạt Inguinale, HPV, bệnh Trichomonas,... ở người.
Biện pháp phòng ngừa bệnh STD cần biết
Việc phòng ngừa bệnh STD là rất cần thiết để bảo vệ cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Vậy nên bạn cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm:
Quan hệ tình dục an toàn
Vì các bệnh STD chủ yếu lây qua đường tình dục nên việc quan hệ an toàn là một biện pháp hàng đầu để đẩy lùi căn bệnh này. Bạn nên đeo bao cao su, dùng miếng chắn miệng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi quan hệ. Đặc biệt là những người có nguy cơ cao như gái mại dâm, bạn tình mắc STD, người tiêm chích ma túy cần phải có ý thức để tránh lây bệnh ra cộng đồng.
Đời sống sinh hoạt lành mạnh
Duy trì một lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh STD. Những hành động cần thiết đó là:
-
Có đời sống chung thủy một vợ một chồng.
-
Tránh có mối quan hệ với nhiều người.
-
Không sống buông thả, đắm mình vào các cuộc “yêu” tập thể, FWB, tình một đêm.
-
Thói quen sinh hoạt lành mạnh, không dùng chất kích thích, tiêm chích ma túy.
Lưu ý vệ sinh tại các nơi công cộng
Một số căn bệnh STD có thể lây nhiễm qua việc dùng chung cá nhân như chung đồ lót, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ dùng phẫu thuật, thậm chí cả bát đũa... Ngoài ra khi các vết thương của bản thân tiếp xúc với dịch và máu người bệnh cũng tiềm ẩn nguy cơ. Do đó bản thân và người mắc bệnh STD cần phải có ý thức giữ mình và lưu ý vệ sinh nơi công cộng.
Xem thêm: 7 nhóm người có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục
Phòng khám phụ khoa Minh Khai chuyên xét nghiệm và chữa bệnh STD hiệu quả
Phòng khám phụ khoa Minh Khai được nhiều khách hàng tin tưởng và chọn làm địa điểm khám và điều trị các bệnh STD bởi:
-
Có đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn với sự tận tâm và trách nhiệm với bệnh nhân.
-
Trang thiết bị y tế hiện đại, phương pháp xét nghiệm STD tân tiến, chính xác cao.
-
Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, bảo mật thông tin tuyệt đối.
-
Phác đồ điều trị hiệu quả, tiết kiệm chi phí.