Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị bệnh ở nam và nữ
Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục với nhiều biến chứng nặng? Để hiểu hơn về chứng bệnh này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Khái niệm bệnh giang mai là gì?
Để nói về căn bệnh phụ khoa đáng sợ nhất hiện nay không thể không nhắc tới giang mai, vậy bệnh giang mai là gì? Đây là một căn bệnh nguy hiểm và thường lây nhiễm thông qua con đường tình dục. Tác nhân chính gây ra bệnh lý này chính là do một loại khuẩn xoắn có tên Treponema Pallidum. Bệnh nhân bị giang mai sẽ trải qua nhiều giai đoạn với các biến dị, tổn thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng.
Thông thường, người phụ nữ thường có nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai cao hơn do cấu tạo cấu tạo dạng mở của cơ quan sinh dục. Tuy nhiên giang mai đều có thể mắc trên cả 2 giới và nếu không được chữa trị đúng cách thì dễ mang đến các biến chứng nguy hiểm như viêm loét đường sinh dục, tổn thương da, nội tạng,... Vậy nên ý thức phòng tránh, ngăn ngừa và điều trị giang mai là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của bạn mà còn góp phần đẩy lùi các chứng bệnh xã hội khác.
Dấu hiệu giang mai theo từng giai đoạn
Như đã biết thì giang mai sẽ có biểu hiện đa dạng, vậy chi tiết triệu chứng theo từng giai đoạn của bệnh giang mai là gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời cụ thể về các dấu hiệu giang mai xảy ra trong 3 thời kỳ chính:
Dấu hiệu giang mai trong giai đoạn thứ nhất
Bệnh giang mai sẽ bước vào thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 3-4 tuần đầu sau khi nhiễm. Sau đó, các thương tổn sẽ dần dần xuất hiện và nổi bật nhất là hiện tượng sưng viêm, nổi hạch. Đặc trưng nhận biết trong giai đoạn này là các điểm săng giang mai xuất hiện trên niêm mạc sinh dục với các tính chất:
-
Mang hình dạng vết thịt trợt nông hình bầu dục hoặc tròn nền cứng, có màu đỏ hồng với kích thước nhỏ khoảng 0,5 - 2cm.
-
Với bệnh giang mai ở nữ săng mai nổi trên âm hộ, miệng âm đạo, môi lớn, môi bé,...
-
Với bệnh giang mai ở nam săng mai mọc dọc theo dương vật, lỗ sáo, bìu, quy đầu,...
Dấu hiệu giang mai trong giai đoạn thứ hai
Sau khoảng 42-56 ngày khi xuất hiện săng cứng giang mai, cơ thể bắt bầu gặp phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc và nhiễm trùng máu. Các triệu chứng lâm sàng nổi bật mà người bệnh gặp phải đó là:
-
Phát lên các nốt đào ban, dải dọc ở khắp thân mình.
-
Xuất hiện các vết sẩn đỏ hồng hơi thâm và có viền vảy bao bọc với dạng vảy nến, hoại tử, trứng cá,...
-
Xung quanh hậu môn và đường sinh dục có các vết sẩn phì đại
-
Bị viêm hạch và rụng tóc nhiều.
Dấu hiệu giang mai trong giai đoạn cuối
Nó nổi bật với biểu hiện “gôm” giang mai và sâu trong xương tủy, nội tạng,... Đây là giai đoạn lâu nhất và có thể phát triển thành nhiều biến chứng gây thương tổn cho hệ thần kinh, tim mạch cho người mắc bệnh giang mai.
Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở nam, nữ
Bệnh giang mai ở nữ và bệnh giang mai ở nam đều do khuẩn xoắn Treponema Pallidum. Vậy các nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai là gì? Câu trả lời là chúng có thể lây lan từ người qua người qua các con đường phổ biến sau:
-
Đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn được coi là nguyên nhân chủ yếu làm mắc căn bệnh phụ khoa giang mai. Bởi khi da và niêm mạc của bộ phận sinh dục có vết hở, khuẩn xoắn sẽ lập tức tấn công và gây bệnh.
-
Đường máu: Khi vết thương hở của mình nhiễm giọt máu hoặc dùng chung kim tiêm với người bị bệnh sẽ có mức nguy cơ lây nhiễm giang mai rất cao và nguy hiểm.
-
Lây từ mẹ sang con: Mẹ bị giang mai có thể truyền bệnh sang cho con bởi con đường nhiễm trùng nhau thai và đường sinh.
Ai là người có nguy cơ nhiễm bệnh giang mai
Với rất nhiều nguyên nhân kể trên, có thể thấy những đối tượng có nguy cơ mắc giang mai cao là:
-
Những người có thói quen quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ, có nhiều bạn tình không rõ tiền sử mắc bệnh.
-
Những người nghiện sử dụng chung kim tiêm để tiêm chích.
-
Người hành nghề mại dâm buôn bán thể xác.
-
Người nhận máu của người bệnh giang mai.
-
Em bé có mẹ bị mắc giang mai.
Thời gian ủ bệnh giang mai là bao nhiêu lâu?
Bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh khá lâu, nhanh thì hơn 1 tuần còn chậm là gần 3 tháng. Vậy nên khi mới nhiễm bệnh, mọi người đều ít khi phát hiện ra bởi chúng thường không biểu hiện triệu chứng ngay lập tức mà thường khoảng 3-4 tuần sau mới xuất hiện. Tuy nhiên đây lại là quãng thời gian tốt nhất để điều trị bệnh, do đó nếu có nghi ngờ bị lây nhiễm, bạn nên đi khám phụ khoa và chữa bệnh giang mai luôn nhé.
Tác hại của bệnh giang mai với sức khỏe con người
Cách biến chứng nguy hiểm của căn bệnh phụ khoa nguy hiểm giang mai bao gồm:
-
Rối loạn chức năng: Giang mai có thể tấn công vào sâu trong xương, cột sống lưng làm rối loạn khả năng vận động, co thắt, làm bí tiểu, tiểu mất kiểm soát,...
-
Vấn đề thị giác: Đôi mắt bị khuẩn xoắn giang mai tấn công dẫn đến tổn thương niêm mạc, đồng tử, thần kinh thị giác và lâu ngày sẽ mù lòa.
-
Vấn đề xương khớp: Bệnh mang đến nhiều biến chứng về xương khớp gây đau cơ, tê mỏi, thoát vị đĩa đệm,...
-
Vấn đề tim mạch: Tác động gây phình, viêm động mạch chính và hỏng van tim.
Chẩn đoán và cách điều trị bệnh giang mai ở nam, nữ
Chẩn đoán bệnh giang mai
Hiện nay, phương pháp xét nghiệm chính là cách cho độ nhạy và tính chính xác cao để chẩn đoán bệnh giang mai, một số xét nghiệm tiêu biểu gồm:
-
Soi kính hiển vi tìm xoắn khuẩn giang mai ở mẫu bệnh phẩm dịch tiết âm đạo, niệu đạo, vết loét,...
-
Sàng lọc RPR để phát hiện ra kháng thể chống lại giang mai.
-
Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu.
Cách điều trị giang mai
Tùy theo thể trạng, mức độ nặng và các giai đoạn mắc bệnh giang mai mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị hợp lý cho người bệnh. Thuốc trị giang mai đặc hiệu có thể được kê đơn uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể. Một số loại thuốc trị giang mai nổi bật là penicillin, tetracyclin, erythromycin.
Cách phòng ngừa bệnh giang mai ở nam, nữ
Dưới đây những biện pháp giúp bạn bảo vệ mình khỏi căn bệnh giang mai:
-
Có đời sống quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy 1 đời vợ chồng.
-
Thực hiện các biện pháp an toàn trước và sau khi quan hệ.
-
Tránh để dịch nhầy, máu của người bệnh lây sang da, vết thương hở của người lành.
-
Tuyệt đối không sử dụng chung bơm kim tiêm.
-
Đến khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và khám chữa kịp thời và tiêm vắc xin phòng ngừa.
Giang mai có chữa khỏi được không?
Bệnh giang mai có chữa được không là câu hỏi được khá nhiều người nhiễm quan tâm, lo lắng. Và rất may mắn là căn bệnh này có thể và khỏi hoàn toàn nếu như điều trị sớm ngay trong thời gian ủ bệnh. Một phác đồ điều trị tốt sẽ là yếu tố quan trọng tiếp theo để đẩy lùi được nhanh chóng, hiệu quả để dứt điểm giang mai.
Phòng khám phụ khoa Minh Khai chuyên điều trị bệnh giang mai nam và nữ
Tại phòng khám phụ khoa Minh Khai chuyên cung cấp các dịch vụ khám và điều trị bệnh giang mai. Các bác sĩ giỏi cùng phác đồ điều trị đúng đắn tại đây sẽ giúp bạn đẩy lùi triệu chứng và dứt điểm căn bệnh này nhanh chóng. Đến với chúng tôi, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về sự chính xác khi chẩn đoán cũng như hiệu quả trị bệnh tuyệt vời.