Mang Thai Ngoài Tử Cung Có Giữ Được Không? Nguy Hiểm Ra Sao?
Mang thai ngoài tử cung là một tình trạng rất nguy hiểm cho bà bầu. Vậy, khi gặp phải tình trạng này, cần phải làm gì và liệu mang thai ngoài tử cung có giữ được không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé
Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?
Tử cung của phụ nữ là nơi duy nhất mà trứng đã thụ tinh có thể làm tổ và phát triển bình thường. Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh không thể di chuyển đến tử cung mà lại cố định và phát triển ở nơi khác. Phần lớn các trường hợp này xảy ra ở ống dẫn trứng (vòi trứng), chiếm 95-98% trường hợp. Các vị trí khác bao gồm buồng trứng chiếm (0,7-1%), ống cổ tử cung khoảng (0,5-1%), và ổ bụng (rất hiếm gặp).
Khi thai phát triển đến một kích thước nhất định, vòi trứng không thể chứa nổi thai, gây ra hiện tượng vỡ thai, dẫn đến chảy máu ồ ạt và đau đớn dữ dội. Nếu thai phụ không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
Đến nay, vẫn chưa có công nghệ y tế nào có thể cấy ghép thành công bào thai từ ngoài tử cung vào trong tử cung. Việc thai nhi không thể sống sót hoặc phải được loại bỏ là điều không thể tránh khỏi.
Vì vậy mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, có thể vỡ bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho tính mạng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Vì vậy, dù không muốn, nhưng việc mang thai ngoài tử cung là không thể giữ được.
Hậu quả nếu tình trạng mang thai ngoài tử cung kéo dài
Nếu tình trạng mang thai ngoài tử cung kéo dài, không được can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sau:
Vỡ thai ngoài tử cung
Khi thai ngoài tử cung vỡ, nó gây ra tình trạng xuất huyết ồ ạt. Nếu thai phụ không được xử lý và cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến choáng, sốc với các biểu hiện như mạch nhanh, huyết áp tụt nhanh, vật vã,... Tình trạng này thậm chí có thể khiến người mẹ trụy mạch và tử vong do mất một lượng máu lớn.
Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung
Những phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung có nguy cơ tái phát tình trạng này cao so với những người chưa từng gặp vấn đề về sản phụ khoa. Nguyên nhân có thể liên quan đến một số yếu tố nguy cơ khó can thiệp và điều trị triệt để như các bệnh lý viêm nhiễm, sẹo mổ hoặc các tác dụng phụ của thuốc tránh thai,...
Vô sinh
Trường hợp phát hiện muộn, thai vỡ có thể gây tổn thương đến cấu trúc cơ quan sinh sản, dẫn đến vô sinh. Ngay cả khi được phát hiện sớm và điều trị, vết sẹo để lại sau phẫu thuật cũng có thể cản trở quá trình phôi thụ tinh hoặc làm tổ.
Vậy nên khi các mẹ biết bản thân đã mang thai thì hãy đến ngay các cơ sở ý tế thăm khám để chắc chắn rằng trứng đã vào trong tử cung làm tổ, tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.
Cách sơ cứu thai phụ mang thai ngoài tử cung thế nào?
Trường hợp thai phụ gặp các triệu chứng: chảy máu âm đạo bất thường, đau vùng chậu… hoặc nghi ngờ là mang thai ngoài tử cung hãy thực hiện các bước sau:
-
Giữ bình tĩnh và gọi cấp cứu ngay: Nếu nghi ngờ ai đó đang mang thai ngoài tử cung, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
-
Để người bệnh nằm thoải mái: Giúp người bệnh nằm xuống ở tư thế thoải mái và tránh cử động nhiều để giảm nguy cơ chảy máu thêm. Đặt người bệnh nằm đầu thấp, không ấn hay đè vào vùng bụng để tránh làm tăng mất máu trong ổ bụng.
-
Không ăn uống: Không nên cho người bệnh ăn uống gì, đặc biệt nếu cần phẫu thuật khẩn cấp.
-
Trấn an người bệnh: Giúp người bệnh giữ bình tĩnh để giảm lo lắng và căng thẳng trong khi chờ sự trợ giúp y tế. Nếu có thể, chuẩn bị sẵn thông tin về tiền sử y tế của người bệnh, các triệu chứng hiện tại và bất kỳ loại thuốc nào họ đang dùng để cung cấp cho nhân viên y tế khi họ đến. Theo dõi các triệu chứng của người bệnh và sẵn sàng thông báo cho nhân viên y tế nếu tình trạng xấu đi. Một số thông tin quan trọng giúp bác sĩ định hướng được bệnh lý thai ngoài tử cung vỡ là tình trạng chậm kinh, đã thử thai hay chưa, và kết quả của các lần siêu âm hoặc xét nghiệm trước đó.
Yếu tố nguy cơ dẫn đến thai ngoài tử cung
Các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến việc thai làm tổ ngoài tử cung như sau:
-
Tiền sử bệnh: Đã từng mắc các bệnh như lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh chlamydia trachomatis sinh dục, ảnh hưởng sâu vào cơ quan sinh sản và vùng chậu, đặc biệt là vòi tử cung.
-
Khối u: Mắc các khối u hoặc polyp xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài tử cung, gây chèn ép.
-
Dị tật cơ quan sinh sản: Vòi tử cung có cấu tạo dị dạng bẩm sinh hoặc co thắt bất thường.
-
Xơ dính và mô sẹo: Hậu quả của bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc các cuộc phẫu thuật trước đó.
-
Can thiệp y tế: Đã từng thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như kích thích rụng trứng bằng Gonadotropin, thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc sử dụng dụng cụ tử cung.
-
Các yếu tố nguy cơ khác: Nghiện thuốc lá, đã được chẩn đoán vô sinh, mang thai muộn (trên 35 tuổi), hoặc đã từng nạo phá thai nhiều lần.
Những yếu tố trên sẽ làm tăng khả năng mang thai ngoài tử cung cao. Vì vậy các chị em cần chuẩn bị trước khi quyết định mang thai.
Bệnh lý mang thai ngoài tử cung có chữa khỏi không?
Mang thai ngoài tử cung là một bệnh lý có thể chữa khỏi hoàn toàn. Khi phát hiện bệnh lý này, bệnh nhân cần nhanh chóng loại bỏ khối thai để tránh nguy cơ vỡ ra, gây mất máu trong ổ bụng.
Tuy nhiên, dù điều trị bằng phương pháp nào, thai ngoài tử cung vẫn gây tổn thương tại vị trí vòi tử cung nơi khối thai làm tổ. Nếu bệnh nhân được phẫu thuật, sẽ phải cắt bỏ vòi tử cung tại vị trí này.
Cách phòng tránh mang thai ngoài tử cung
Việc mang thai ngoài tử cung là một điều không mong muốn và khó chấp nhận, đặc biệt đối với những phụ nữ chịu cảnh hiếm muộn. Để phòng ngừa tình trạng này, chị em phòng tránh như sau:
-
Giữ vệ sinh: Chọn và sử dụng các loại dung dịch phù hợp để vệ sinh cơ thể, đặc biệt trong những ngày hành kinh, sau khi giao hợp, trong những ngày nắng nóng hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
-
Phòng ngừa các yếu tố nguy cơ: Hạn chế việc nạo phá thai, duy trì lối sống chung thủy và sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn để tránh mắc các bệnh về sinh dục, là yếu tố nguy cơ hàng đầu của thai ngoài tử cung.
-
Khám phụ khoa định kỳ: Đi khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
-
Khám thai sớm: Nếu bạn có thai, hãy thăm khám sớm ngay khi nhận thấy dấu hiệu chậm kinh để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các tai biến của thai nghén, bao gồm chứng thai ngoài tử cung, giúp giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng về sau.
-
Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Đối với những người từng mắc các bệnh sản phụ khoa, cần tuân thủ nghiêm túc lời dặn của bác sĩ, đi tái khám đúng hẹn và duy trì việc thăm khám sức khỏe định kỳ.
Mang thai ngoài tử cung là bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy khi các chị em biết bản thân đã mang thai qua các dấu hiệu như thử thai, nghé, chậm kinh… hãy đi khám thai sớm để xử lý kịp thời nếu có vấn đề.
Phòng khám phụ sản Minh Khai là một trong những địa chỉ chuyên khoa sản, phụ khoa uy tín tại TPHCM. Chị em đang có nhu cầu đến các vấn đề sản khoa, phụ khoa.. thì đừng bỏ lỡ Phòng khám Minh Khai toạ lạc tại 430 Nguyễn Thị Minh Khai.
Bởi tại Minh Khai đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực. Đồng thời ở phòng khám cũng trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Chị em có nhu cầu đặt lịch hẹn hãy liên hệ ngay hotline: 0949070430 để được lên lịch thăm khám trong thời gian sớm nhất.