Th2 - Th7: 7:30 AM - 19:00 PM ( Chủ nhật: 7h30- 16h30 )

0949070430

hqminh73@gmail.com

Bệnh chlamydia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh ở nam và nữ

Bệnh chlamydia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh ở nam và nữ

Bệnh Chlamydia là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh ở nam và nữ sẽ được Phụ Sản Minh Khai bật mí ngay sau đây. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Bệnh Chlamydia là gì?

Bệnh Chlamydia nguy hiểm có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, vậy bệnh Chlamydia là gì?

Chlamydia là căn bệnh phụ khoa phổ biến lây truyền qua đường tình dục do loại vi khuẩn có tên Chlamydia trachomatis gây ra. Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia còn được truyền qua thai nhi khi có mẹ nhiễm bệnh. 

Bệnh Chlamydia là gì?

Chúng ít khi biểu hiện triệu chứng hoặc nếu có sẽ rất nhẹ nên những người mắc thường không để ý. Tuy nhiên, Chlamydia vẫn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng làm tổn thương vĩnh viễn đến cơ quan sinh dục. Nó còn dễ khiến thai nằm ngoài tử cung gây vô sinh với nữ giới hoặc xuất dịch dương vật từ nam giới. 

Nguyên nhân mắc bệnh Chlamydia

Để biết được nguyên nhân mắc Chlamydia là gì trước tiên ta cần hiểu rõ về tác nhân chính gây bệnh - vi khuẩn Chlamydia là gì và các con đường lây lan của chúng:

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là gì?

Vậy vi khuẩn Chlamydia trachomatis là gì? Chúng là nhóm vi sinh vật tồn tại dưới dạng khuẩn nội tế bào. Nó có chu trình nhân bản và phóng ra thể cơ bản nhiễm trùng trong vòng 48 - 72 tiếng sau khi các tế bào bị tổn thương. Điều này gây ra nhiều bệnh lý về đường sinh dục như viêm nhiễm tử cung, niệu đạo hoặc gây tác hại lớn đến vùng tiết niệu. 

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis là gì?

 

Các con đường lây truyền bệnh Chlamydia là gì?

Bệnh Chlamydia thường truyền nhiễm qua 2 con đường chính đó là:

     - Qua đường tình dục: Khi quan hệ tình dục không an toàn (thiếu các biện pháp phòng tránh, không được bảo vệ) có nguy cơ rất lớn dẫn đến căn bệnh Chlamydia. Nhất là ở những bạn gái trẻ có tử cung chưa phát triển, quan hệ qua hậu môn, miệng thì sự lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia càng dễ dàng hơn. 

     - Từ mẹ sang con: Phụ nữ mang thai bị bệnh Chlamydia có thể lây bệnh cho em bé trong quá trình sinh nở. Căn bệnh này khiến thai phụ sinh non, gây nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi,... cho con.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh Chlamydia ở nam giới và nữ giới

Nếu độc giả đang muốn biết thêm về biểu hiện của căn bệnh Chlamydia là gì trên cơ thể của người nam và nữ giới. Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho bạn: 

Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nam giới

Bệnh Chlamydia ở nam giới thường thể hiện qua các dấu hiệu viêm đường tiết niệu cũng như một số triệu chứng nổi bật như:

     - Viêm niệu đạo: Cảm thấy buốt, rát, đau và khó khăn khi đi tiểu; Tiết dịch nhầy, trắng đục ở niệu đạo; Miệng sáo bị viêm sưng đỏ, phù nề; Xuất hiện hiện tượng viêm mào tinh hoàn, tiền liệt tuyến; Các bệnh lý sưng, tổn thương dương vật khó thấy khác.

     - Viêm trực tràng: Khi quan hệ qua đường hậu môn, bệnh Chlamydia biểu hiện qua những biến đổi ở trực tràng là đau rát, chảy máu, xuất dịch nhầy, nước tiểu lỏng.

     - Hội chứng Reiter: Nhiễm trùng Chlamydia, ngoài viêm tiết niệu sẽ dẫn đến các tình trạng viêm kết mạc mắt, viêm khớp và hình thành vết thương đặc trưng trên da.

Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nam giới

Triệu chứng bệnh Chlamydia ở nữ giới

Bệnh Chlamydia ở nữ có khá nhiều triệu chứng lâm sàng và cả những biến chứng nặng liên quan đến bộ phận, đường niệu sinh dục bao gồm:

  • Viêm cổ tử cung: Những biểu hiện bệnh Chlamydia tại chỗ mà bạn thấy rõ nhất là có dịch đục tiết ra; Bị phù nề, tụ huyết, chảy máu cổ tử cung gây lộ tuyến phì đại; Dễ ra các vết máu lốm đốm sau khi quan hệ tại âm đạo.

  • Viêm niệu đạo: Niệu đạo tiết dịch nhớt trắng đục hoặc trắng trong; Đái rắt, nước tiểu chảy tia nhỏ, khó ra; Sưng, đỏ tấy miệng niệu đạo.

  • Viêm ống tuyến Bartholin: Chlamydia có thể gây mưng mủ cũng như làm viêm nhiễm, xung huyết tuyến Bartholin.

  • Viêm nội mạc tử cung: Vi khuẩn Chlamydia còn dễ gây viêm bên trong vòi trứng, nội mạc tử cung. Nó sẽ gây biến chứng nặng khi sinh sản sau này nếu không điều trị.

  • Viêm gan: Biểu hiện viêm quanh gan do khuẩn Chlamydia di chuyển tới cơ hoành đó là nóng sốt, hay buồn nôn và đau mỏi bên mạn sườn phải.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh giang mai

Bệnh Chlamydia sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Các biến chứng của bệnh này có thể ảnh hưởng cực xấu đến sức khỏe con người nếu không được điều trị Chlamydia đúng cách. Những hậu quả nghiêm trọng, kéo dài mà chúng gây ra các hậu quả có thể kể đến: 

Có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ

Có thể gây vô sinh ở cả nam và nữ

Nếu không điều trị Chlamydia sớm, sức đề kháng của cả người nam và nữ đều bị yếu đi và còn có khả năng dẫn đến vô sinh sau này bởi:

     - Vi khuẩn Chlamydia tấn công vào tinh hoàn hút hết dưỡng chất sẽ làm giảm đi số lượng, chất lượng tinh trùng khiến chúng trở nên không khỏe mạnh, yếu ớt, dễ chết.

     - Bệnh Chlamydia ở nam giới tác động đến hình thái của tinh trùng làm nó bị biến đổi, dị dạng, dị tật,... nên việc thụ thai khó khăn hơn.

     - Các triệu chứng viêm niệu đạo, cổ tử cung, tuyến tiền liệt,... ảnh hưởng xấu đến chức năng, hoạt động của các bộ phận trong quá trình thụ tinh dẫn đến vô sinh.

     - Bệnh Chlamydia ở nữ làm viêm vòi trứng, tử cung sẽ gây trạng thái bít tắc, dính vòi tử cung. Nó còn khiến các thành phần cơ quan sinh dục nữ bị xơ dính, tổn thương các mô xung quanh. Đây chính là nguyên nhân cho vấn đề mang thai ngoài tử cung, vô sinh, hiếm muộn của nhiều chị em. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Với phụ nữ có thai, Chlamydia dễ làm vỡ ối sớm, nhiễm khuẩn ối, mẹ sinh non và lây nhiễm vi khuẩn qua cho trẻ ở vùng mắt, đường hô hấp gây viêm phổi, viêm kết mạc mắt. 

Có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác

Người mắc bệnh Chlamydia sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý sau đây:

     - Tăng khả năng lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV nếu bị phơi nhiễm.

     - Bị ung thư tử cung khi Chlamydia kết hợp với virus HPV.

     - Nguy cơ mắc nhiều bệnh khác qua đường sinh dục như lậu, giang mai,...

     - Viêm nhiễm vùng chậu và các biến chứng làm hỏng vòi, buồng trứng, tử cung.

Có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác

Cách thức chẩn đoán và điều trị Chlamydia ở nam và nữ

Chẩn đoán 

Thông thường khi đi khám phụ khoa, cách để chẩn đoán bệnh Chlamydia phổ biến nhất là bằng phương pháp xét nghiệm. Bác sĩ sẽ lấy nước tiểu hoặc dịch tiết từ niệu đạo, tử cung để tìm ra dấu hiệu của vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Các mẫu bệnh phẩm này sau đó sẽ được đưa đi test kháng nguyên, làm xét nghiệm để đạt độ chính xác cao.

Điều trị Chlamydia

Căn bệnh này rất nguy hiểm nhưng may mắn là việc điều trị Chlamydia có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Người mắc sẽ được sử dụng các loại thuốc chữa Chlamydia kháng sinh đặc dụng, thường là azithromycin hoặc doxycycline để cải thiện và giảm trình trạng viêm nhiễm.

Chlamydia chữa bao lâu thì khỏi?

Nếu bạn đang thắc mắc chlamydia chữa bao lâu thì khỏi thì một toa thuốc chữa Chlamydia sẽ có lộ trình sử dụng liên tục trong vòng 1 đến 2 tuần. Trong lúc dùng thuốc, bạn cần tránh quan hệ để đạt hiệu quả nhanh, tốt nhất. Ngoài ra với những trường hợp đặc biệt, bệnh nhân cần nghe theo chỉ định của bác sĩ về thời gian ngưng thuốc để tránh tái nhiễm lại. 

Chlamydia chữa bao lâu thì khỏi?

Cách phòng tránh bệnh Chlamydia?

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh Chlamydia, bạn cần chú trọng những điều sau:

     - Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp bảo vệ như dùng bao cao su đúng cách.

     - Chung thủy với đời sống 1 vợ 1 chồng.

     - Đảm bảo người bạn tình có sức khỏe tốt, không nhiễm Chlamydia.

Phòng khám phụ khoa Minh Khai chuyên chữa bệnh Chlamydia 

Khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở cơ quan sinh dục, bạn nên đi khám phụ khoa để đảm bảo an toàn cho bản thân. Căn bệnh phụ khoa Chlamydia cần được khám tại các cơ sở chữa bệnh tốt, uy tín để phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Trong đó, phòng khám phụ khoa Minh Khai sẽ là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Với những gói khám, sàng lọc cùng phác đồ chữa trị khoa học, thuốc chữa Chlamydia chất lượng của Minh Khai  khách hàng sẽ được điều trị bệnh hiệu quả, giảm thiểu nhiều biến chứng nguy hiểm.