Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?
Quan hệ đồng tính vẫn có khả năng lây nhiễm HIV và thậm chí nguy cơ còn cao hơn nhóm khác giới. Để biết thêm các thông tin về vấn đề này, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.
Quan hệ tình dục đồng tính có bị nhiễm HIV không?
Quan hệ tình dục đồng tính đang đứng top nhóm có nguy cơ hàng đầu gây lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Dù xu hướng của bạn là thích nam hay nữ thì khi sinh hoạt tình dục vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu không có biện pháp bảo vệ. Nếu thuộc cộng đồng LGBT, bạn nên biết những điều sau đây để có thể bảo vệ bạn và cộng đồng xung quanh:
Quan hệ đồng giới là nhóm nguy cơ chính lây nhiễm HIV hiện nay
Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Câu trả lời là có và thậm chí tình dục đồng tính còn thuộc các nguy cơ chính truyền bệnh HIV từ người sang người. Theo dự đoán, hình thức tình dục nam - nam, nữ - nữ còn có thể làm bùng nổ đợt dịch HIV/AIDS mới. Trong đó đồng tính nam chiếm tỷ lệ mắc HIV nhiều và khả năng lây nhiễm cao hơn đồng tính nữ.
Một số nguyên nhân khiến cho quan hệ tình dục đồng tính trở nên mất kiểm soát và dễ lây nhiễm HIV hơn là:
-
Sự kỳ thị của xã hội khiến cộng đồng LGBT trở nên mặc cảm, lo sợ giới tính thật bị lộ làm bạn bè, người thân xa lánh. Họ trở nên nhạy cảm, buồn bã, suy sụp tinh thần và dễ sa ngã vào các tệ nạn, quan hệ tình dục không an toàn.
-
Do lo sợ khi đi khám các bệnh lây qua đường tình dục tại các cơ sở y tế bị kỳ thị, người đồng tính thường bỏ qua việc chăm sóc y tế hoặc chữa bệnh.
-
Thiếu kiến thức về quan hệ đồng giới có tỷ lệ mắc HIV cao nên không coi trọng phát hiện và điều trị bệnh, đặc biệt là ở nhóm quan hệ đồng giới nam.
Tỷ lệ ca nhiễm HIV khi quan hệ đồng giới
Số ca nhiễm HIV của nhóm quan hệ đồng giới đang trở nên cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây. Chủ yếu các trường hợp này thuộc nhóm đồng tính nam quan hệ tình dục (MSM). Báo cáo tỷ lệ ca nhiễm của nhóm người MSM hiện phản ánh lại một tình trạng rất đáng báo động:
-
Ở Việt Nam, người quan hệ đồng giới nam mắc HIV chiếm 76% tổng ca mắc HIV mới trong năm 2021.
-
Tỷ lệ lây nhiễm HIV trung bình ở nhóm MSM có xu hướng tăng mạnh qua các năm và đạt 13.3% trong năm 2020.
-
Tại thành thị, dự đoán có hơn 50% người mắc mới HIV là nhóm MSM và còn có thể tăng cao trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Nhóm quan hệ đồng giới nữ không có tỷ lệ ca nhiễm và khả năng lây lan mạnh mẽ như nam. Tuy nhiên việc lây lan HIV vẫn có nguy cơ xảy ra ở trong cộng đồng nên bạn không được chủ quan.
Rủi ro nhiễm HIV khi quan hệ đồng tính
Quan hệ đồng tính có nguy hiểm không? Rõ ràng việc này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và gây nguy cơ lây bệnh cho cả nam và nữ. Dựa theo hình thức quan hệ, cấu tạo cơ thể thì ở mỗi giới đều sẽ có khả năng mắc bệnh HIV nếu không dùng biện pháp an toàn.
Quan hệ đồng giới nữ
Khả năng lây nhiễm HIV khi quan hệ đồng giới nữ thường thấp hơn nam và sẽ thông qua các hình thức quan hệ sau:
Quan hệ tình dục bằng miệng - âm hộ - hậu môn
Phương thức tình dục này truyền nhiễm HIV qua bạn tình nếu miệng có vết thương hở, xước rách khoang miệng, chảy máu răng, nha chu,... Tỷ lệ tăng nhiễm sẽ tăng lên nếu quan hệ mạnh bạo, cắn làm xuất hiện tổn thương hở ở vùng kín, hậu môn. Nguy hiểm hơn, nếu quan hệ trong thời gian hành kinh thì rủi ro lây nhiễm HIV sẽ ở mức cao nhất.
Quan hệ cọ xát 2 âm hộ
Chất dịch tiết âm đạo có chứa mầm bệnh có thể tấn công vào các vết xước nhỏ khi chà xát âm hộ với âm hộ. Nếu quá trình này tiến hành trong kỳ kinh nguyệt thì khả năng lây nhiễm HIV sẽ trở nên cao hơn.
Quan hệ bằng đồ chơi tình dục
Dùng sextoy sẽ dính máu, dịch chứa virus HIV trong quá trình quan hệ. Vật trung gian này có thể truyền virus từ người bị bệnh sang người lành nếu không bọc bao cao su.
Xem thêm: Dấu hiệu hiv ở nữ giai đoạn đầu
Quan hệ đồng giới nam
Quan hệ đồng tính nam đang chiếm số ca nhiễm mới và tỷ lệ lây lan cao nhất trong các nhóm hiện nay. Đây là hệ quả tất yếu đến từ việc quan hệ thiếu lành mạnh, không sử dụng các biện pháp phòng ngừa HIV của nhóm MSM. Những phương thức quan hệ dễ khiến họ mắc HIV và các bệnh STD khác phải kể đến như:
Quan hệ dương vật với hậu môn
Hình thức quan hệ dương vật - hậu môn mang đến rủi ro mắc HIV rất cao ở nam giới. Điều này do cấu tạo lớp niêm mạc trực tràng có thành khá mỏng, dễ bị rách khi giao hợp. Ngoài ra ở hậu môn còn chứa tế bào T-CD4 nên vi rút HIV rất thích tấn công vào. Vậy nên khi không dùng bôi trơn, đeo bao cao su thì mầm bệnh từ tinh dịch, máu sẽ dễ xâm nhập sang cơ thể người lành hơn các hình thức quan hệ khác.
Cọ sát dương vật với dương vật
Khi cọ xát 2 đầu dương vật vào nhau sẽ dẫn đến việc tạo ra các vết xước hoặc rách nhỏ li ti. Khi các tổn thương này tiếp xúc tinh dịch chứa nhiều virus HIV, bệnh có thể dễ dàng lây truyền.
Quan hệ bằng miệng - dương vật - hậu môn
Hình thức quan hệ này có tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất trong quan hệ đồng giới nam nhưng nó cũng có nhiều vấn đề. Nếu miệng bạn tình bị lở loét, viêm chân răng, lở miệng thì việc bị nhiễm HIV sau khi quan hệ là hoàn toàn có thể xảy ra. Biểu hiện của hiv ở nam giới giai đoạn đầu có những dấu hiệu nhất định, vậy nên hãy theo dõi khi có dấu hiệu không khỏe.
Biện pháp quan hệ đồng tính an toàn
Có thể thấy, hình thức quan hệ đồng tính không an toàn cũng đẩy bạn đứng trước nguy cơ bị lây nhiễm. Để bảo vệ bản thân, dưới đây là một số cách thức phòng ngừa mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng các biện pháp để bảo vệ trước khi quan hệ tình dục
Bạn cần biết cách sử dụng bao cao su đúng cách cũng như ý thức đeo bao cao su để bảo vệ cho mình khi quan hệ tình dục. Với những kiểu quan hệ bằng miệng thì việc sử dụng màng chắn miệng là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra với các nhóm quan hệ đồng giới nam, nên dùng chất bôi trơn để giảm tổn thương phát sinh khi quan hệ cũng như uống thuốc dự phòng.
Có đời sống tình dục lành mạnh, thủy chung
Nên hạn chế số lượng bạn tình, các cuộc vui tập thể, FWB hoặc tình một đêm nếu không muốn làm tăng nguy cơ mắc bệnh HIV. Bạn cũng nên tránh quan hệ với những người chưa rõ tình trạng sức khỏe hay chơi “đồ”, ma túy để lấy khoái cảm khi giao hợp.
Xét nghiệm HIV định kỳ thường xuyên
Với các nhóm có nguy cơ cao như MSM, việc xét nghiệm HIV định kỳ sẽ giúp bạn bảo vệ bản thân tốt hơn. Người đồng tính nam nên cân nhắc xét nghiệm HIV tốt nhất 3-6 tháng / lần hoặc ít nhất là mỗi năm một lần để đảm bảo sức khỏe, tầm soát bệnh.
Sử dụng PeEP hoặc PEP
Đây là một biện pháp dự phòng phơi nhiễm làm giảm khả năng mắc HIV để bảo vệ bạn cũng như bạn tình.
Xem thêm: Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu?
Phòng khám phụ khoa Minh Khai chuyên khám sàng lọc và điều trị HIV uy tín, chất lượng
Phòng khám phụ khoa Minh Khai được đánh giá như một cơ sở y tế hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực khám chữa HIV và nhiều căn bệnh tình dục khác. Khách hàng khi đến đây sẽ được tiếp cận với các dịch vụ khám và điều trị HIV với chất lượng tốt nhất. Đây cũng là một địa chỉ xét nghiệm, tầm soát bệnh HIV đáng tin cậy mà bạn nên lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh.