Nghi ngờ nhiễm HIV sau quan hệ phải làm sao?
Nghi ngờ nhiễm HIV sau quan hệ phải làm sao? Các dấu hiệu nhiễm hiv giai đoạn đầu nổi bật khi mắc, cách chẩn đoán chính xác và phòng tránh bệnh hiệu quả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Các dấu hiệu khiến bạn nghi ngờ nhiễm HIV sau quan hệ
HIV có khả năng lây lan rất cao trong cộng đồng qua đường tình dục nếu không biết bảo vệ bản thân đúng cách. Bạn nên đến cơ sở khám bệnh để xét nghiệm hiv sớm nhất nếu nghi ngờ nhiễm hiv sau quan hệ khi gặp phải bởi những dấu hiệu báo động sau:
Quan hệ tình dục không an toàn
Sinh hoạt tình dục không sử dụng biện pháp an toàn dễ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm HIV với mọi hình thức quan hệ và nhóm giới. Việc giao hợp, nhất là ở người có sở thích bạo dâm sẽ dễ làm trầy xước, rách và tổn thương vùng kín. Nó tạo điều kiện hoàn hảo để virus HIV xâm nhập vào bên trong.
Do đó, nếu không đeo bao cao su hay dùng biện pháp dự phòng khi quan hệ, HIV có trong dịch và máu người bệnh có thể tiếp xúc trực tiếp với người lành qua khe hở trên da. Điều này làm tăng khả năng mắc bệnh HIV từ người sang người lên gấp nhiều lần. Ngoài ra, các căn bệnh lây qua đường tình dục khác như lậu, giang mai,... cũng có thể đến bất cứ lúc nào nếu quan hệ tình dục không an toàn.
Bạn tình bị nghi ngờ nhiễm HIV
Bạn bị xếp vào đối tượng có nguy cơ bị lây bệnh khá cao khi có quan hệ tình dục với người đã mắc hoặc đang nghi ngờ nhiễm HIV. Khả năng truyền bệnh từ bạn tình nhiễm HIV còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
-
Cường độ, số lần quan hệ tình dục với bạn tình.
-
Tải lượng virus HIV có trong máu và dịch của người bệnh.
-
Quan hệ với bạn tình nghi nhiễm có đeo bao cao su, dùng biện pháp an toàn không?
-
Hình thức quan hệ qua hậu môn, âm đạo, bằng miệng.
-
Các vết trầy xước, rách niêm mạc xảy ra tại vùng kín khi quan hệ.
Việc quan hệ với người bị nhiễm HIV có tỷ lệ mắc bệnh khá thấp chỉ rơi vào khoảng 0.03 - 1%. Dẫu vậy, bạn cũng không nên chủ quan mà nên đến các trung tâm y tế để khám sàng lọc và thực hiện biện pháp dự phòng phơi nhiễm nếu bạn tình bị nghi ngờ nhiễm HIV.
Xem thêm: Xác suất lây nhiễm hiv sau 1 lần quan hệ
Bản thân xuất hiện triệu chứng nhiễm HIV
Các triệu chứng nhiễm HIV ở giai đoạn đầu thường khá nhẹ hoặc dễ bị nhầm lẫn với các căn bệnh phổ thông khác. Tuy nhiên nếu gần đây bạn có tiếp xúc với nguồn lây bệnh và xuất hiện các biểu hiện dưới đây thì nên đi kiểm tra sức khỏe nhanh chóng:
-
Gặp tình trạng mệt mỏi, uể oải và bị cảm sốt nhẹ từ 37,4 đến 38 độ C kéo dài từ 1-2 tuần sau đó biến mất.
-
Bị viêm sưng ở vùng họng, cảm thấy đau rát, nhói và khó nuốt nước bọt, ăn uống.
-
Các vết tổn thương, lở loét xuất hiện ở khuôn miệng, bộ phận sinh dục.
-
Nổi hạch ở vùng cổ, bẹn, nách hoặc mọc mụn đỏ li ti, phát ban, nổi mẩn toàn thân.
-
Cảm giác đau nhức cơ, xương khớp.
-
Hay bị bốc hỏa, ban đêm đổ mồ hôi nhiều.
-
Rối loạn hệ tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn, bị khó tiêu.
-
Khó chịu, nóng rát vùng kín mang lại sự bất tiện khi đi vệ sinh, quan hệ tình dục.
-
Ở người nữ nhiễm HIV còn xuất hiện triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm vùng chậu hoặc nấm âm đạo.
Bạn có hiv có lây qua nước bọt không? Nếu chưa biết hãy tìm hiểu ngay hiv có lây qua nước bọt không ngay nhé
Nghi ngờ nhiễm hiv sau quan hệ phải làm sao?
Có thể thấy HIV là một căn bệnh xã hội nguy hiểm có tính chất lây lan nhanh chóng. Vậy nếu nghi ngờ nhiễm HIV phải làm sao? Dưới đây sẽ là những điều bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, cộng đồng khi nghi nhiễm bệnh:
Tiến hành xét nghiệm anti HIV
Ngay sau khi xảy ra quan hệ hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh HIV, bạn cần đến cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm và thực hiện tầm soát bệnh. Người nghi nhiễm sẽ được tư vấn cũng như tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các bác sĩ thường căn cứ vào phạm vi lây lan, thời gian, số lần quan hệ,... để đánh giá trình trạng phơi nhiễm HIV.
Điều trị dự phòng
Việc điều trị dự phòng HIV phải được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay khi phát hiện có dấu hiệu nguy cơ chứ không nên chờ đợi đến khi có kết quả chính thức. Nó phải được thực hiện trước khoảng thời gian 72h trong thời gian phơi nhiễm. Người nghi ngờ nhiễm HIV sẽ được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV liên tục trong vòng 4 tuần tiếp sau đó.
Tái xét nghiệm HIV
Để có được kết quả xét nghiệm HIV chính xác nhất, người nghi nhiễm cần thực hiện tái xét nghiệm HIV. Vậy việc kiểm tra HIV sau bao lâu sẽ đảm bảo nhất? Thông thường, ngay sau khi hết 28 ngày điều trị dự phòng, các bác sĩ sẽ test lại HIV cho người bị nghi phơi nhiễm. Nếu cho ra kết quả âm tính với virus thì nghĩa là bạn đã an toàn, không bị lây nhiễm.
Trách nhiệm với cộng đồng
Nếu kết quả trả về là dương tính với HIV thì bạn cũng nên bình tĩnh và không nên quá lo lắng. Bởi với y học hiện nay, người bị HIV đã có thể được chữa trị để có một cuộc sống khỏe mạnh và tuổi thọ sống như người bình thường. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh, bạn cần có trách nhiệm bảo vệ những người xung quanh khi tái hòa nhập cộng đồng như:
-
Thực hiện điều trị HIV để tải lượng virus trong cơ thể xuống thấp từ đó giảm khả năng lây truyền bệnh ra cộng đồng.
-
Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp dự phòng cần thiết như đeo bao cao su, uống thuốc.
-
Không dùng chung bơm kim tiêm, đồ dùng vệ sinh cá nhân với người khác.
-
Không hiến máu hay các bộ phận cơ thể cho người khác.
-
Phụ nữ có thai nhiễm HIV cần đi khám để tránh lây truyền nhiễm sang cho con.
Khi nào xét nghiệm hiv chính xác nhất?
Các bác sĩ khuyến cáo thời gian xét nghiệm hiv chính xác nhất là khoảng từ 1 đến 3 tháng sau phơi nhiễm. Bởi khi mới ở giai đoạn cửa số, lượng virus HIV trong cơ thể chưa nhiều và có thể gây ra tình trạng âm tính “giả”. Có đến hơn 95% người biết mình có bệnh sau 5 tháng, số ít còn lại thậm chí cả năm sau mới phát hiện ra. Vậy nên trong khoảng mấy tháng đầu nghi nhiễm, bạn nên thực hiện nhiều xét nghiệm, test nhanh để cho ra kết quả đúng.
Cách phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường tình dục
Con đường tình dục luôn là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm lây nhiễm HIV. Để bảo vệ chính mình, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:
-
Tránh quan hệ tình dục với nhiều người, nhất là những đối tượng có lịch sử tình dục chưa rõ ràng.
-
Có đời sống tình dục chung thủy và đảm bảo tình trạng sức khỏe của vợ/chồng hoặc bạn tình trước khi quan hệ.
-
Sử dụng các biện pháp dự phòng, quan hệ tình dục an toàn, đeo bao cao su với những người không biết rõ có mắc HIV và các bệnh tình dục khác hay không.
-
Đi khám và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục để tránh viêm nhiễm vùng kín tạo cơ hội cho virus HIV xâm nhập.
-
Xây dựng thói quen tình dục lành mạnh, hạn chế quan hệ mạnh bạo,...
Xem thêm: Quan hệ đồng tính có bị nhiễm hiv không?
Phòng khám phụ khoa Minh Khai cung cấp gói khám, điều trị bệnh HIV
Nếu đang nghi ngờ nhiễm HIV, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế uy tín để khám sàng lọc, xét nghiệm và tầm soát bệnh. Trong đó, dịch vụ gói khám, điều trị HIV tại Phòng khám phụ khoa Minh Khai được đánh giá là có chất lượng hàng đầu hiện nay. Người bệnh có thể đến đây để được tư vấn, xét nghiệm HIV chuẩn xác và nhanh chóng. Đội ngũ chuyên gia ngành y ở Minh Khai còn giúp người bệnh vạch ra phác đồ chữa bệnh hiệu quả nhất. Từ đó giúp bệnh nhân giảm tải lượng virus, hồi phục sức khỏe để hòa nhập với cộng đồng.