Th2 - Th7: 7:30 AM - 19:00 PM ( Chủ nhật: 7h30- 16h30 )

0949070430

hqminh73@gmail.com

Khoa tiêu hóa - gan mật

Khoa tiêu hóa - gan mật

Giai đoạn mang thai các mẹ bầu đều bị thay đổi về hormone dẫn đến giảm co bóp của nhu động ruột nên khả năng tiêu hóa chậm và phân thường lưu lại ở ruột lâu dẫn đến tình trạng táo bón

Việc uống bổ sung sắt, nhiều sữa có nhiều chất béo, ăn nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng đồng thời việc thai nhi lớn dần lên làm kích thước cổ tử cung mở rộng chèn ép các cơ quan nội tạng là những nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở bà bầu.

Thời kỳ mang thai cơ thể phụ nữ rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn và virus nên các loại đồ ăn không đảm bảo vệ sinh dễ gây tình trạng tiêu chảy. Đặc biệt, với những người không dung nạp đường lactose khi uống các loại sữa bầu có loại đường này cũng dẫn đến tiêu chảy Đây cũng là một nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở bà bầu thường gặp.

 

Các bệnh lý gan, hệ tiêu hóa thường gặp ở mẹ bầu ?

Các bệnh ống tiêu hóa thường khởi phát trong thai kỳ, với các bệnh có sẵn thì dể trở nặng. Có thể kể đến như: Ói – nôn mửa do nghén;  Trào ngược Dạ dày – thực quản; Viêm – loét Dạ dày – tá tràng; ngộ độc thức ăn,tiêu chảy -  táo bón trong thai kỳ; bệnh Trĩ trong thai kỳ và nặng lên do thai kỳ; Hội chứng ruột kích thích.

Các bệnh Viêm gan sẵn có cũng dể diễn tiến nặng: người mang Siêu vi B, C có thể diễn tiến Viêm gan cấp. Trong đó 4 bệnh lý thường gặp là:

Táo bón

– Tiêu chảy

– Trào ngược dư acid dạ dày

– Trĩ.

Thường các rối loạn hệ tiêu hóa có thể cải thiện bằng thay đổi lối sống, hoặc một số thuốc thông thường, chỉ một số turờng hợp nặng cần bác sĩ chuyên khoa.

 

Táo bón:  khi có ít hơn 3 lần đi tiêu mỗi tuần, phân có thể chắc tới cứng, kèm cảm giác đầy hơi trướng bụng.

Một số nguyên nhân: ăn ít chất xơ, uống không đủ nước, một số thuốc dùng, thay đổi thói quen (như đi du lịch, thay đổi chổ ở hay nếp sinh hoạt). Với người mang thai, nội tiết tố có thể giảm co thắt đường ruột, thai lớn gây chèn ép đường ruột,

Chất xơ là gì và vì sao quan trọng: Chất xơ là thành phần trong thực vật, chúng thường không hấp thu và không thay đổi khi vào đường tiêu hóa, do đó chúng giữ khối lượng phân giúp tránh táo bón. Chế độ ăn nhiều chất xơ giúp giảm Cholesterol giúp cơ thể khỏe mạnh. Theo khuyến cáo một người nên ăn 25gram chất xơ mỗi ngày, nhưng trung bình một người Mỹ chỉ ăn 15gr / ngày.

Thực phẩm nào nhiều chất xơ: Nguồn chất xơ tốt đến từ trái cây, rau, đậu, hạt lúa , lúa mì, bắp - ngũ cốc và cám gạo.

Tác dụng của thuốc chống táo bón: Thuốc làm tăng khối lượng và độ ẩm của phân từ đó kích thích đại tiện, thuốc làm mềm phân, thuốc kích thích nhu động ruộc là các chất hóa học cần cẩn thận khi dùng. Vì tác động lên hệ thần kinh ruột non – ruột già và nguy cơ lệ thuộc thuốc

Một số thay đổi giúp ngừa táo bón: uống đủ nước, ăn từ 25gr chất xơ / ngày; tập thể dụng, tránh nhịn đi cầu quá lâu

Trào ngược acid : Hiện tượng acid trào ngược khi cơ thực quản không co thắt tốt, làm cho thức ăn và dịch tiêu hóa chứa acid dạ dày trào ngược lên thực quản. Acid có thể gây cảm giác bỏng rát ở ngực và cổ họng (ợ nóng)

Một số thức ăn làm tăng trào ngược: rượu, cafein, một số thức ăn như trái có múi, cà chua, thực phẩm chiên. Tư thế nằm đầu thấp cũng tăng trào ngược, Hút thuốc lá, béo phì và có thai làm trào ngược nặng hơn.

Một số cách làm giảm trào ngược: Nằm đầu cao, ăn ít chia nhiều bữa, tránh thuốc lá kể cả hít khói thuốc thụ động, tránh thức ăn uống làm tăng triệu chứng trào ngược, không nằm ngay sau bữa ăn

Thuốc điều trị: thuốc trung hòa acid, một số thuốc làm giảm tiết acid;

Khi có 02 lần trào ngược trong tuần, hoặc đã dùng thuốc thông thường hơn 2 tuần không giảm, bạn có thể mắc bệnh Trào ngượcDạ dày – thực quản GERD và cần điều trị.

Các biến chứng của GERD: nếu không điều trị hay trị không hiệu quả, Thực quản có thể bị loét do acid, biến chứng xơ hẹp thực quản, tình trạng loét tiền ung thư thực quản gọi là bệnh Barrett; Vì vậy cần điều trị và theo dõi khi có chẩn đoán GERD.

Bệnh Trĩ: Là hiện tượng phồng các mạch máu trong búi trĩ quanh hậu môn và trực tràng, các mạch máu bị tăng áp lực và dãn lớn, nên bị kích thích, ngứa, đau. Khi đại tiện phân đi ngang qua các búi trĩ căng phồng gây tổn thương và chảy máu.

Một số yếu tố nguyên nhân: béo phì, mang thai, công việc đứng hay ngồi quá lâu, lau động nặng, táo bón kéo dài. Vì vậy tránh táo bón, thêm chất xơ vào chế độ ăn giúp ngừa Trĩ.

Điều trị tạm có thể chườm lạnh giảm sưng búi trĩ, chướm ấm hay ngâm nước ấm giảm đau hậu môn, một số thuốc bôi hậu môn, phẫu thuật cắt búi trĩ.

Hội chứng ruột kích thích IBS: thường ở phụ nữ 30 – 50 tuổi, triệu chứng có thể nặng ảnh hưởng chất lượng sống

Triệu chứng: đầy hơi, trướng bụng, thay đổi đại tiện (bón, tiêu chảy, hay cả 2); mắc đi cầu nhưng không có phân, đi phân nhày.

Một số nguyên nhân như stress, du lịch, ăn quá thịnh soạn có thể kích hoạt đợt kích thích IBS, café, rượu, bơ sữa, và một số loại thuốc, đôi khi IBS nhiều hơn khi hành kinh

Thường không thể trị dứt, nhưng có thể cải thiện triệu chứng và giúp loại bỏ nguyên nhân, thay đổi chế độ ăn, như chia nhỏ bữa thay vì ăn quá nhiều trong 1 bữa ăn, thêm chất xơ, và dùng thuốc giảm triệu chứng co thắt ruột.

phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh mang thai hoặc phát hiện bệnh tim trong thai kỳ sẽ có các nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức tính mạng bản thân và thai nhi.

 

Ưu điểm biện pháp điều trị,  bệnh , tiêu hóa thai kỳ tại Phòng khám Minh khai:

Khi đến khám thai tại phòng khám Minh khai 430, các Mẹ sẽ được tư vấn dinh dưỡng, khám điều trị khi có các vấn đề về hệ tiêu hóa. 

Bác sĩ nội khoa tại phòng khám Minh khai sản phụ khoa có kinh nghiệm trị các thuốc an toàn cho mẹ và bé, các biện pháp nhanh chóng can thiệp giúp giảm nguy cơ ở Mẹ  cải thiện nhanh triệu chứng cho mẹ và bé

Phối hợp Bác sĩ sản khoa công tác tại các bệnh viện lớn như Từ Dũ,.. hiện đang khám tại phòng khám Minh khai 430 có biện pháp phù hợp  cho mẹ và bảo vệ cho bé

 

Liên hệ tư vấn trực tuyến các bệnh lý ở Mẹ bầu ngay:   Liên hệ ngay

 

 

Tin liên quan

Khoa nội tiết - Đái tháo đường 02/07/2022

Khoa nội tiết - Đái tháo đường

Khoa cơ - xương khớp 02/07/2022

Khoa cơ - xương khớp

Khoa nội thần kinh 02/07/2022

Khoa nội thần kinh

Khoa hô hấp 02/07/2022

Khoa hô hấp