Khoa nội tiết - Đái tháo đường
Đái tháo đường đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện và sẽ biến mất sau khi sinh. Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insullin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Trên thực tế, một số cơ thể mẹ bầu không điều tiết hiệu quả như thế.
Bệnh tiểu đường diễn ra một cách thầm lặng các thai phụ không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số đường huyết. Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra một vài dấu hiệu sau đây:
- Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước, sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác;
- Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành;
- Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
- Thời điểm nào cần tầm soát ĐTĐ thai kỳ:
Theo ACOG ( hiệp hội sản phụ khoa Hoa kỳ) nên tầm soát tiểu đường thai kỳ ngay cả khi mẹ không có tiền căn hay triệu chứng của tiểu đường, thời điểm thuận lợi là từ 22 tuần (thai 05 tháng). Tuy nhiên có thể đánh giá sớm hơn tùy theo tình hình mẹ: Mẹ đang trị tiểu đường, mẹ BMI cao có các triệu chứng (ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều) , mẹ tăng cân nhanh kèm Siêu âm thai tăng cân nhanh.
Ngoài ra theo Hiệp hội quốc tế của các nhóm nghiên cứu đái tháo đường và thai kỳ (IADPSG) và WHO khuyến cáo sử dụng phương pháp: Nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam - 2 giờ.
Các bước tiến hành thực hiện xét nghiệm 1 bước 75 gam Glucose (với máu tĩnh mạch)
- Lần khám 1: Khi thai phụ đến khám lần đầu tiên vào 3 tháng đầu thai kỳ, xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ. Nếu glucose huyết tương lúc đói bất thường là ≥ 126 mg% hoặc glucose huyết tương bất kỳ là ≥ 200mg%. Chẩn đoán đái tháo đường, giới thiệu chuyên khoa nội tiết.
- Lần khám sau đó: Khi thai kỳ bước vào tuần lễ 24- 28 tư vấn cho thai phụ về tầm soát Đái tháo đường thai kỳ, phát tờ rơi về những thông tin liên quan Đái tháo đường thai kỳ và giấy hướng dẫn ăn uống hợp lý để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gam - 2 giờ vào lần khám thai định kỳ tiếp theo, ghi chú vào sổ khám thai ngày tái khám kèm kiểm tra glucose huyết tương bằng mực đỏ để dễ nhớ
- Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ như thế nào? Trước đây dùng chỉ số đường huyết đói , nhưng không chính xác, vì vậy ngày nay để tầm soát các BS dùng nghiệm pháp Dung nạp Glucose (thử đường lần 1 – uống chai đường 75g – thử lại sau giờ 1 – giờ 2); sau đó tùy theo tình hình cụ thể BS có thể cho làm thêm các Xét nghiệm khác (HbA1C, đường huyết sau ăn no 2 giờ, đánh giá nhiểm Ketone acid, áp lực thẩm thấu ...)
Tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ, tiểu đường thai kỳ còn gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi.
- Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến chuyển hóa các cơ quan, nhất là tim mạch, các bệnh tăng huyết áp và xơ mỡ mạch, nguy cơ chuyển thành tiểu đường thật sự và các biến chứng của thừa cân béo phì tăng, làm ảnh hưởng chất lượng sống cũng như tuỗi thọ.
- Biến chứng của tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh: thai nhi tăng cân nhanh gây hại đến tim thai và tăng nguy cơ đột tử nhất là sau 37 tuần, thai to dể có các biến chứng do thai to (sinh non, vỡ ối non, sang chấn khi sanh do thai to) do đó làm tăng tỉ lệ bệnh v tỉ lệ tử vong; trẻ có mẹ tiểu đường t8ang nguy cơ béo phì và các bệnh tim mạch.
- Ưu điểm dịch vụ điều trị bênh lý Tiểu đường thai kỳ tại Phụ sản Minh khai 430, trước tiên bạn cần có kế hoạch chẩn đoán và xử trí phù hợp, các biện pháp bao gồm:
1/ Mẹ: tiết chế, theo dõi các biến chứng, tiêm thuốc hạ đường huyết;
2/ Thai: theo dõi tăng trưởng và sức khỏe thai, phát hiện biến chứng và xử trí kịp thời .
Phòng khám Minh Khai 430 có bác sĩ chuyên khoa Nội tiết nhiều năm kinh nghiệm trị tiểu đường thai kỳ ở các bệnh viện lớn hàng đầu khu vực TP.HCM, phối hợp với đội ngũ bác sĩ sản khoa để có kế hoạch chăm sóc và xử trí hiệu quả.