Th2 - Th7: 7:30 AM - 19:00 PM ( Chủ nhật: 7h30- 16h30 )

0949070430

hqminh73@gmail.com

TRIỆU CHỨNG - NGUYÊN NHÂN Suy tim khi mang thai.

TRIỆU CHỨNG - NGUYÊN NHÂN Suy tim khi mang thai.

Những người phụ nữ trước khi mang thai cần kiểm tra sức khoẻ trước. Nếu mắc bệnh tim bẩm sinh cần tham vấn ý kiến bác sĩ về kế hoạch mang thai. Vì bệnh tim bẩm sinh khi mang thai hoặc phát hiện suy tim khi mang thai đều có các nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đe dọa sức tính mạng bản thân và thai nhi.

1. Những thay đổi của hệ tim mạch dẫn đến suy tim khi mang thai con- MK 430:

Khi mang thai, tim và mạch máu của phụ nữ có nhiều sự biến đổi dẫn đến những thay đổi của hệ tim mạch:

suy tim khi mang thai lần đầu

- Thể tích máu tăng:

Cơ thể của phụ nữ mang thai sẽ tăng 30-50% thể tích máu. Do có sự thay đổi về thể tích máu, nhu cầu trao đổi chất ở mẹ bầu và thai nhi tăng dẫn đến cung lượng tim tăng lên từ 30-50% để đảm bảo nhu cầu cho cơ thể.

Những thay đổi này xuất hiện ngay trong thời kỳ đầu khi có thai và đạt đỉnh cao ở 3 tháng giữa và duy trì liên tục đến khi sinh. Sự thay đổi này giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển, tránh được nguy cơ mẹ mất máu sau khi sinh.

- Nhịp tim tăng:

Nhịp tim sẽ tăng lên khoảng 10-15 lần/phút so với bình thường.

Ở phụ nữ mang thai có tiền sử suy tim hoặc rối loạn tim mạch khác có thể dẫn đến tình trạng suy tim khi mang thai nặng hơn.

- Huyết áp giảm:

Do sự biến đổi nội tiết tố và tăng lượng máu chạy thẳng đến tử cung, nên ở một số phụ nữ có thai, huyết áp có thể giảm khoảng 10mmHg so với bình thường.

Ngoài ra, thai phụ có thể có tình trạng tăng đông làm tăng nguy cơ huyết khối thuyên tắc.

2. Triệu chứng suy tim khi mang thai :

Các triệu chứng bình thường rất dễ gặp ở sản phụ trong quá trình mang thai: khó thở nhẹ khi gắng sức, ù tai, khó thở do nằm sai tư thế, phù nhẹ tay chân.

Bệnh suy tim khi mang thai gây đe dọa sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Mặc dù không có tiền sử mắc các bệnh tim mạch nhưng sản phụ không nên chủ quan, nhất là khi thường xuyên có các triệu chứng như:

·   Ho

·   Khó thở vào ban đêm

·   Mệt

·   Đánh trống ngực, đau ngực

Nặng hơn có thể ho ra máu.

Khi có các triệu chứng trên sản phụ nên đi kiểm tra chuyên khoa tim mạch. Đặc biệt khi bản thân thuộc vào nhóm nguy cơ như: lớn tuổi, béo phì, mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp.

suy tim khi mang thai ở phụ nữ

Một số phụ nữ không biết mình mắc bệnh suy tim khi mang thai, vì triệu chứng bệnh không biểu hiện rõ ràng. Do đó, tốt nhất khi trước mang thai các bạn nên đi khám tổng quát kiểm tra tình hình sức khoẻ của bản thân.

3. Chẩn đoán nguyên nhân suy tim khi mang thai:

- Sản phụ không có bệnh tim trước đó: thừa thể tích dịch, thiếu vitamin B1, bệnh lý tuyến giáp ( cường giáp, suy giáp ), viêm cơ tim do virus, vi khuẩn, thiếu máu nặng.

- Sản phụ có bệnh lý tim mạch trước đó: tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh cơ tim dãn nở.

4. Các nguy cơ khi mắc bệnh suy tim khi mang thai :

bi suy tim khi mang thai

- Nguy cơ đối với thai kỳ

Người mẹ mắc bệnh suy tim khi mang thai có thể gây thiếu oxy ở dinh dưỡng cho thai nhi. Tùy theo mức độ bệnh và thời điểm của thai kỳ có thể gây các ảnh hưởng khác nhau như:

·   Thai suy dinh dưỡng, nhẹ cân so với tuổi thai

·   Thai chậm phát triển trong tử cung, suy thai mãn tính.

·   Doạ sẩy thai

·   Dọa sinh non, sinh non

·   Thai chết trong tử cung,thai chết khi chuyển dạ

·   Thai có thể bị dị dạng ở những sản phụ bị bệnh tim bẩm sinh.

- Nguy cơ đối với mẹ

Tình trạng thai nghén sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mang thai bị bệnh tim. Đặc biệt là càng cuối thai kỳ, gánh nặng cho tim càng tăng lên. Các nguy cơ có thể xảy ra đối với sức khỏe người mẹ là:

·   Suy tim cấp phù phổi cấp

·   Thuyên tắc mạch phổi

·   Rối loạn nhịp tim.

·   Thiếu máu trong thai kỳ

·   Tắc mạch do huyết khối

·   Tăng huyết áp thai kỳ gây tiền sản giật, sản giật

·   Đột tử

5. Phụ nữ bị suy tim khi mang thai sinh con có được không?

Được làm mẹ là thiên chức và niềm hạnh phúc của người phụ nữ. Với nền y học hiện nay, tin vui là hầu hết phụ nữ suy tim khi mang thai đều có thể sinh ra các em bé khỏe mạnh nếu thai kỳ được chăm sóc và theo dõi hợp lý.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, nếu thuộc một số trường hợp sau đây, phụ nữ không nên mang thai:

·   Những người có tăng áp lực động mạch phổi,

·   Những phụ nữ có chức năng tim giảm

·   Những người bị giãn động mạch chủ, van động mạch chủ hai lá van,...

·   Người có rối loạn nhịp tim nặng, tăng huyết áp nặng chưa được kiểm soát tốt.

·   Người có bệnh van tim (hẹp van tim, hở van tim) chưa được điều trị triệt để.

Những trường hợp này, bác sĩ tim mạch có thể làm siêu âm tim vào khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ để kiểm tra thai nhi có bị tổn thương tim hay không để có hướng xử lý phù hợp.

Suy tim khi mang thai có nên ăn uống bình thường ? Trong suốt thai kỳ, sản phụ phải thực hiện đúng các hướng dẫn dinh dưỡng của bác sĩ. Chế độ ăn phù hợp để không tăng cân quá mức và nhất là phải ăn ít muối (<2g/ngày).

Cần nghỉ ngơi nhiều, tránh vận động thể lực, nằm nghỉ ngơi nghiêng bên trái ít nhất 1 giờ/ngày.

suy tim khi mang thai nen an uong gi

Tái khám đúng hẹn, khi bản thân có các triệu chứng bất thường, phải lập tức tới các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để các bác sĩ kiểm tra và can thiệp kịp thời.

6. Các xét nghiệm để kiểm tra suy tim khi mang thai:

- ECG

- Siêu âm tim

-Xét nghiệm peptide bài niệu BNP hoặc pro-BNP

Thăm dò thêm các xét nghiệm khác như: X quang tim phổi, CT scan cần hạn chế vì đảm bảo sự an toàn cho thai nhi.

suy tim khi mang thai sinh con

Những phụ nữ mắc bệnh suy tim khi mang thai, cần được bác sĩ tim mạch và bác sĩ sản khoa theo dõi chặt chẽ sức khỏe trong suốt quá trình mang thai. Ở những phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh, con của họ khi sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những đứa trẻ khác.

Phòng khám MINH KHAI 430 nhận tư vấn MIỄN PHÍ mọi vấn đề nội khoa dịch vụ trong quá trình mang thai cho các mẹ bầu.