Tiểu đường thai kỳ
Đăng bởi: BS. HỒ QUANG MINH
24/08/2022
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28. Bệnh này có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe cả mẹ lẫn con.
1/ Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ :
Rất hiếm khi đái tháo đường gây ra triệu chứng rõ rệt.
- Tiểu nhiều lần trong ngày;
- Mệt mỏi;
- Mờ mắt;
- Khát nước liên tục;
- Ngủ ngáy;
- Tăng cân quá nhanh, vượt mức an toàn.
Nếu có xuất hiện những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên liên hệ ngay với bác sĩ đang theo dõi thai kỳ thăm khám.
2/ Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ khi mang thai:
Một cơ quan gọi là tuyến tụy tạo ra loại hormone có tên insulin, giúp vận chuyển đường vào các tế bào cũng như làm giảm lượng đường trong máu.
Trong thời kỳ mang thai một vài hormone giúp thai nhi phát triển sẽ khiến cơ thể thai phụ khó sản xuất hoặc sử dụng insulin hơn (còn gọi là đề kháng insulin).
Tuyến tụy của thai phụ phải tạo ra nhiều insulin hơn gấp 3 lần bình thường để ổn định lượng đường trong máu. Trong trường hợp tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu thai phụ sẽ tăng lên, gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ đây là nguyên nhân tiểu đường thai kỳ.
3/ Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ tăng lên nếu:
- Bị thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
- Tăng cân quá nhanh trong thai kỳ là biểu hiện tiểu đường thai kỳ.
- Có người thân (cha mẹ, anh chị em) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
- Có lượng đường trong máu cao, nhưng chưa đủ để được chẩn đoán đái tháo đường. Hiện tượng này được gọi là tiền tiểu đường.
- Có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước.
- Trên 35 tuổi.
- Từng sinh một hoặc nhiều bé nặng hơn 4kg.
- Từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non.
- Đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
4/ Phương pháp chẩn đoán tiểu đường thai kỳ :
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu của thai phụ. Thông thường thai phụ sẽ được tầm soát thường quy bằng nghiệm pháp dung nạp glucose trong khoảng thời gian từ tuần thứ 24-28 của tuổi thai.
Xét nghiệm dung nạp glucose: Bạn được yêu cầu nhịn ăn (không ăn trong 8 giờ) trước khi thực hiện xét nghiệm. Tiếp theo, bác sĩ lấy máu của bạn trước và sau khi bạn uống một loại chất lỏng có chứa 75 gam đường. Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết bạn có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
5/ Biến chứng thai nhi khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ :
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ, bệnh đái tháo đường khi mang thai còn tiềm ẩn một số nguy cơ cho em bé như:
- Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là mức độ tăng trưởng quá mức thai: lượng đường trong máu cao hơn bình thường ở người mẹ là nguyên nhân khiến thai nhi phát triển quá nhanh, dẫn tới cân nặng lúc sinh khá to (trên 4kg) không thể sinh thường.
- Sinh non: lượng đường trong máu cao làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh con trước ngày dự sinh của thai phụ. Hoặc thai phụ được khuyến nghị sinh sớm vì em bé đã quá lớn.
- Khó thở nghiêm trọng: trẻ sinh non từ những bà mẹ mắc bệnh có nguy cơ gặp phải hội chứng suy hô hấp – một tình trạng gây khó thở.
- Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): đôi khi, em bé sinh ra từ mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ đối diện với tình trạng lượng đường trong máu thấp ngay sau khi chào đời.
- Dị tật bẩm sinh.
- Tử vong ngay sau sinh.
- Tăng hồng cầu, vàng da sơ sinh.
- Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
- Thai chết lưu
6/ Phương pháp điều trị:
Nếu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, bạn cần được kiểm soát lượng đường trong máu của mình và duy trì ở mức an toàn để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. Để làm được điều này, bạn cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống, chẳng hạn như:
-Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Nên tuân thủ chế độ ăn được khuyến cáo cho người bệnh đái tháo đường.
Chế độ ăn này phải đáp ứng được hai yêu cầu: duy trì lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh đó, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách dung nạp lượng calo vừa đủ.
· Nếu cân nặng bình thường chỉ 2.200 – 2.500/ngày.
· Nếu bạn thừa cân, con số này sẽ giảm xuống khoảng 1.800 calo/ngày.
-Tập thể dục nhiều hơn, hãy cố gắng thực hiện các bài tập ở mức độ nhẹ đến trung bình trong 15 – 30 phút, vào hầu hết các ngày trong tuần.
-Kiểm tra lượng đường trong máu, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên, trước và sau bữa ăn 1 – 2 giờ.
-Mẹ bầu sẽ được bác sĩ cân nhắc kê toa thuốc tiểu đường thai kỳ nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ thai nhi. Nếu sau khi thay đổi thực đơn và lối sống vẫn không thể kiểm soát được.
-Lập biểu đồ sự phát triển của thai nhi: bác sĩ sẽ theo dõi sát sao kích thước của em bé trong những tuần thai cuối.
*Tiểu đường thai kỳ có hết không? Hầu hết lượng đường trong máu của phụ nữ sẽ giảm xuống sau khi sinh và lượng hormone trở lại bình thường. Nên sau sinh, sản phụ cần kiểm tra lại đường huyết sau 4-12 tuần sau khi sinh và định kỳ mỗi năm.
7/ Phòng tránh tiểu đường thai kỳ :
Không có biện pháp phòng ngừa tình trạng đái tháo đường khi mang thai tuyệt đối. Nhưng nếu bạn duy trì dinh dưỡng và lối sống lành mạnh trước khi mang thai thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đáng kể.
Trào ngược dạ dày khi mang thai - CÓ NGUY HIỂM ĐẾN TÍNH MẠNG ? |
Dưới đây là những lời khuyên cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì trong việc phòng tránh:
-Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ là những thực phẩm an toàn.
-Vận động thường xuyên: hãy dành 30 phút vận động mỗi ngày như tưới cây, lau dọn nhà cửa, đi bộ… cũng rất tốt cho sức khỏe vừa giúp mẹ giải tỏa căng thẳng không đáng có.
-Tránh tăng cân hơn mức khuyến cáo trong thời kỳ mang thai: Việc tăng cân quá nhanh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
*Giữ cân nặng hợp lý trước khi có ý định mang thai: thừa cân nguyên nhân của một loạt vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong thai kỳ. Chẳng hạn như đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh non…
Thật hết sức cẩn trọng khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, nên thường xuyên thăm khám bác sĩ định kỳ đúng hẹn. Để bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình hình của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Phòng khám MINH KHAI 430 luôn luôn đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai. Mọi chi tiết mẹ bầu quan tâm xin liên hệ số hotline: 094.907.0430 để được tư vấn MIỄN PHÍ.
Tin liên quan
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Hợp Lý
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Thai Kỳ Hiệu Quả
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Giữa Mẹ Bầu Cần Biết
28/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai