Th2 - Th7: 7:30 AM - 19:00 PM ( Chủ nhật: 7h30- 16h30 )

0949070430

hqminh73@gmail.com

Tiền sản giật là gì ? Nguyên nhân - Cách phòng ngừa cho MẸ BẦU

Tiền sản giật là gì ? Nguyên nhân - Cách phòng ngừa cho MẸ BẦU

Chuẩn bị bước vào giai đoạn vượt cạn thiêng liêng của người mẹ, các sản phụ cần chú ý đến biến chứng tiền sản giật vì đây biến chứng ngày càng phổ biến và vô cùng nguy hiểm mà mẹ bầu nào cũng cần quan tâm.

1/ Tiền sản giật là gì  :

Tiền sản giật tiếng anh là ( Pre-eclampsia ) một trong những biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tình trạng này còn gọi là nhiễm độc thai nghén. Thường gặp sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng xuất hiện nhiều nhất là từ tuần thứ 37. Chiếm tỷ lệ khoảng 5% đến 8% trong tổng số phụ nữ mang thai.

Yếu tố nguy cơ: xuất hiện nhiều ở những phụ nữ mang thai kèm mắc các bệnh lý như: bệnh thận, basedow, tiểu đường, tăng huyết áp trước đó…. 

Diễn tiến nặng nhất là hội chứng HELLP: tán huyết (hemolytic), tăng men gan (elevated liver enzyme), giảm tiểu cầu (low platelet count) và Sản giật (tổn thương não gây cơn co giật)

Ảnh hưởng đến thai: làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thai chết lưu.

tiền sản giật là gì

Ngoài việc ảnh hưởng xấu đến thai kỳ lần này, có thể để nhiều di chứng về sau: mẹ bệnh thận, tăng huyết áp, tổn thương não …

2/ Nguyên nhân của Tiền sản giật

Chưa có nguyên nhân rõ ràng, nhận thấy có sự không chuyển dạng các động mạch xoắn của nội mạc tử cung. Từ đó ảnh hưởng đền tuần hoàn nuôi thai cũng như phóng thích các chất trung gian gây tăng huyết áp và tổn thương các cơ quan như não, thận. 

tiền sản giật

Một số yếu tố nguy cơ: 

- Thai phụ bị mắc cao huyết áp mãn tính.

- Tiền căn mắc các bệnh: bệnh thận, tiểu đường, Lupus ban đỏ hệ thống.

- Mẹ bị thừa cân, béo phì.

- Trong gia đình có người thân bị tiền sản giật.

- Song thai, đa thai.

- Sinh con so, mẹ lớn tuổi.

- Từng bị tiền sản giật trước đó.

- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn trong suốt thai kỳ.

- Mẹ  lớn tuổi 40 tuổi.

- Phụ nữ da đen có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn phụ nữ ở những chủng tộc khác.

3/Biến chứng của tiền sản giật

 Tiền sản giật được Bộ y tế khuyến cáo là một trong những biến chứng trong thai kỳ vô cùng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thậm chí gây tử vong cho cả mẹ và con nếu xuất hiện biến chứng nặng.

MẸ BẦU:

Sản giật: những cơn co giật liên tục và kết thúc bằng hôn mê. nguy cơ tử vong cao

Tăng nguy cơ nhau bong non. Đây là một cấp cứu sản khoa nặng gây tử vong cho cả mẹ và con

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch về sau. ảnh hưởng rất lớn ăn đến sức khỏe và cuộc sống của sản phụ sau này. 

Hội chứng HELLP: Đây là từ viết tắt của tán huyết, men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Rất nặng và khó điều trị.

Suy thận cấp cũng là một biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật. 

Cơn phù phổi cấp: có thể xuất hiện sau sinh từ vài giờ đến vài ngày thậm chí 1 tháng: tổn thương phổi cấp gây tử vong nhanh nếu không được xử lý kịp thời

tiền sản giật acog 2020

*Chẩn đoán tiền sản giật: 

  • Huyết áp >140/80: đây là biểu hiện thường gặp và quan trọng nhất, 

  • phù: phù nhanh, phù mặt, kèm thiểu niệu, tiểu đục

  • tiểu đạm: xét nghiệm nước tiểu

*Các biểu hiện Tiền sản giật nặng:

  • Đau đầu, hoa mắt

  • Phù nặng, vô niệu

  • Huyết áp không giảm khi điều trị

  • Thiếu máu mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt. 

  • Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, hạ sườn phải.

  • Xét nghiệm: suy thận, tán huyết, tăng men gan, rối loạn đông máu

tiền sản giật bộ y tế

*Phòng ngừa:

- Chú ý các dấu hiệu nguy cơ

- Chế độ ăn giảm muối

- Theo dõi huyết áp, cân nặng, nước tiểu khi khám thai Tam cá nguyệt cuối

- Nhận diện các triệu chứng cảnh báo: đau đầu, hoa mắt, phù nhanh, đo huyết áp thường xuyên để thể phát hiện ngay và xử trí sớm ngừa con sản giật, thai chậm tăng trưởng.

- Đăng ký quản lý thai nghén là khâu cơ bản nhất trong dự phòng tiền sản giật . Các bác sĩ sẽ chẩn đoán tiền sản giật bằng cách kiểm tra huyết áp và xét nghiệm protein trong nước tiểu mỗi lần đi khám thai.

- Đảm bảo chế độ ăn đầy dinh dưỡng đặc biệt là protein, bổ sung canxi.

- Giữ ấm cho cơ thể.

- Phát huy sớm và điều trị kịp thời khi cho những Sản phụ có nguy cơ cao để ngăn chặn tiền sản giật.

- Chăm sóc liên tục trong thời kỳ mang thai

- Xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật khi mang thai từ tuần 12 đến tuần 14 để thể dùng thuốc dự phòng khi biết được sản phụ có nguy cơ mắc tiền sản giật.