Nhiễm trùng máu khi mang thai- NGUYÊN NHÂN & PHÒNG NGỪA.
Đăng bởi: BS. HỒ QUANG MINH
20/08/2022
Nhiễm trùng máu (hay còn gọi là nhiễm trùng huyết) là một tình trạng cấp cứu nặng. Thường diễn tiến rất nhanh, người bệnh phải đối mặt với suy đa cơ quan nên tỉ lệ tử vong rất cao. Nhất là phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, đặc điểm hệ miễn dịch bị suy giảm. Nên khi có nguy cơ nhiễm trùng máu khi mang thai thì bệnh sẽ phát triển nhanh và nặng hơn các đối tượng khác.
Vậy bà bầu bị nhiễm trùng máu phải làm sao ?
1. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng máu khi mang thai:
Vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau: có thể từ một vết thương nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng đường tiết niệu, hô hấp ... hoặc có thể là từ một nhiễm trùng thông thường nhưng lại di chuyển vào máu ( gọi là du khuẩn huyết ) và lan đi khắp cơ thể.
Bình thường khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ huy động bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt vi trùng. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của cơ thể kém hoặc chủng vi trùng mang độc tính mạnh thì vi trùng sẽ phát tán theo đường máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể.
Trong thời kỳ mang thai, hệ thống miễn dịch của thai phụ phải làm việc nhiều hơn, điều này khiến cho thai phụ rất dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng dẫn đến nhiễm trùng máu khi mang thai.
Các loại vi khuẩn dễ gây nhiễm trùng máu khi mang thai ở phụ nữ : Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Liên cầu trùng tán huyết nhóm B (B hemolytic Streptococcus) ...
2. Nhiễm trùng huyết thường xảy ra ở những đối tượng nào?
Những thai phụ có chế độ dinh dưỡng kém luôn là đối tượng nhiễm trùng máu khi mang thai cộng thêm có những vết thương hay nhiễm trùng trong cơ thể thì nguy cơ nhiễm trùng huyết là hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, những đối tượng dễ mắc bệnh nhiễm trùng máu là:
- Người già, suy kiệt, trẻ sơ sinh (đặc biệt sơ sinh non tháng).
- Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: corticoid, thuốc chống thải ghép, đang điều trị hóa chất và tia xạ.
- Bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, HIV/AIDS, xơ gan, bệnh van tim và tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính, suy thận mạn.
- Có đặt các thiết bị hoặc dụng cụ xâm nhập như đinh nội tủy, catheter, đặt nội khí quản.
*Tuy nhiên, tùy loại vi trùng và tuỳ thuộc vào phản ứng của cơ thể. Khi bị nhiễm trùng nếu xử lý không đúng cách vẫn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết cho dù trước đó người đấy vẫn khoẻ mạnh bình thường.
3. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị nhiễm trùng máu khi mang thai:
Gồm dấu hiệu nhiễm trùng và dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc:
- sốt lạnh run hoặc hạ thân nhiệt.
- dấu hiệu bùng phát nhiễm trùng tại chỗ: viêm tấy, tắc mạch tại chỗ.
- dấu hiệu tổn thương đa cơ quan: tiêu chảy, vàng da, thiểu niệu, suy hô hấp, hôn mê …
Vậy mẹ bầu bị nhiễm trùng máu khi mang thai có sao không ?
Trường hợp nhiễm trùng ở người mang thai cần được theo dõi cẩn thận. Tránh những chuyển biến đột ngột trở nặng với hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc. Tất cả đều phải được xử lý như nhiễm trùng máu khi mang thai. Chỉ khi có các dấu hiệu loại trừ ngược lại một cách chắc chắn.
4. Những trường hợp nhiễm trùng máu khi mang thai bà bầu thường quan tâm:
Tất cả các nhiễm trùng đột ngột trở nặng ở người mang thai đều có nguy cơ chuyển thành nhiễm trùng máu khi mang thai do:
-
Vết thương ngoài da, đặc biệt nhiễm các loại tụ cầu vàng và vi trùng tán huyết: mủ màu vàng, có hiện tượng sưng tấy nhiều xung quanh (dân gian gọi là mụn bạc đầu)
-
Các nhiễm trùng tiết niệu trên - viêm đài bể thận: rối loạn đi tiểu kèm sốt lạnh run, đau lưng.
-
Nhiễm trùng tiêu hóa: tiêu chảy nặng phân có đàm máu, kèm sốt lạnh run, mất nước nhanh, mệt mỏi, lơ mơ.
-
Viêm hô hấp dưới - viêm phế quản phổi: ho đàm mủ nhiều, kèm suy hô hấp (khó thở, tím tái).
-
Tất cả các vết thương hở chạm đến xương hay thần kinh trung ương: vết thương hở có váng mỡ, tai nạn giao thông có chảy dịch não tủy ... đều có nguy cơ Nhiễm trùng huyết.
-
Sau tất cả các thủ thuật, phẫu thuật mà có biểu hiện sốt cao, lạnh run: sau chọc ối, sau khâu Cổ tử cung ...
5. Biện pháp điều trị nhiễm trùng máu khi mang thai:
Việc làm xét nghiệm và kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu thường xuyên là điều cần thiết để bác sĩ có thể xác định bệnh sớm, đồng thời tiến hành chữa trị kịp thời.Dùng kháng sinh, nguyên tắc chọn lựa kháng sinh điều trị nhiễm trùng máu khi mang thai ở phụ nữ cần tuân thủ các điều sau:
- Dùng kháng sinh sớm ngay khi chẩn đoán ra nhiễm trùng máu khi mang thai.
- Dùng kháng sinh đường tiêm toàn thân.
- Dùng kháng sinh an toàn cho thai nhi. Nếu tình trạng nhiễm trùng nặng buộc ưu tiên an toàn cho người mẹ trước.
* Điều trị nơi nhiễm trùng ban đầu:
Cần giải quyết nơi nhiễm trùng ban đầu. Điều trị nhiễm trùng máu khi mang thai hay còn gọi là nhiễm trùng huyết đa phần sẽ là kháng sinh mạnh, phổ rộng. Chủ yếu được truyền vào đường tĩnh mạch của bệnh nhân. Bên cạnh đó cần kết hợp với kết quả cấy máu làm kháng sinh đồ sẽ là tốt nhất. Xử lý tích cực ổ nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân, khắc phục các tổn thương cơ quan nếu có.
Ví dụ: mổ cắt ruột thừa (nếu do viêm ruột thừa), cho sinh non hoặc chấp nhận bỏ thai (nếu nhiễm trùng ở tử cung, nhiễm trùng ối)…
*Nhập viện:
Điều trị nhiễm trùng máu khi mang thai là điều trị khẩn cấp nên cần thực hiện trong bệnh viện. Một khi đã được chẩn đoán, hoặc được gợi ý chẩn đoán thuộc nguy cơ. Bệnh nhân cần nhập viện, để các y bác sĩ có thể theo dõi, xử trí kịp thời. Để đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi.
*Theo dõi thai:
Riêng ở phụ nữ mang thai, cần kết hợp các biện pháp theo dõi thai, sức khỏe thai và kết hợp với tình trạng sức khoẻ của người mẹ để có xử trí phù hợp. Tuy nhiên, tiên lượng cho thai nhi khi mẹ phải điều trị nhiễm trùng máu khi mang thai thường rất thấp do nguy cơ sảy thai và sinh non rất cao.
Cần theo dõi kỹ và có thể phải điều trị thêm thuốc giảm gò. Trong trường hợp thai đủ trưởng thành có thể cho sinh để tiếp tục điều trị cho người mẹ. Nếu nặng và thai nhi còn nhỏ chưa đủ khả năng sống thì vẫn luôn ưu tiên điều trị an toàn tính mạng cho người mẹ.
6/ Thai nhi có bị ảnh hưởng nếu mẹ bị nhiễm trùng máu khi mang thai ?
Mẹ bầu bị nhiễm trùng máu sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Do là tình trạng bệnh lý nặng. Tiên lượng thường rất dè dặt cho thai nhi vì tỉ lệ sinh non, bệnh và tử vong cao.
*Những vấn đề về thể trạng của trẻ sinh non thường gặp:
- Gặp vấn đề về hô hấp.
- Huyết áp thấp.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Rối loạn máu.
- Hệ miễn dịch suy yếu.
- Có vấn đề về thị lực, thính lực và phát triển tư duy.
7/ Phòng ngừa nhiễm trùng máu khi mang thai- MK 430:
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Sinh hoạt và làm việc hợp lý để cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
- Nếu có vết thương hay mụn mủ ngoài da cần chăm sóc cẩn thận và khám chuyên khoa. Tránh để nhiễm trùng lan rộng.
- Không nên nặn mụn, nhất là mụn vùng mặt.
- Để tránh nguy cơ nhiễm trùng máu khi mang thai, sản phụ cần điều trị sớm các nhiễm trùng cấp đúng cách và có hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Nên thai phụ cần thăm khám thường xuyên, đúng hẹn để bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu trở nặng hoặc không đáp ứng điều trị.
8 Cách PHÒNG NGỪA Nhiễm trùng đường tiểu ở bà bầu |
Tin liên quan
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Hợp Lý
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Thai Kỳ Hiệu Quả
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Giữa Mẹ Bầu Cần Biết
28/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai