Th2 - Th7: 7:30 AM - 19:00 PM ( Chủ nhật: 7h30- 16h30 )

0949070430

hqminh73@gmail.com

Nguyên nhân bị cao huyết áp trong thai kỳ

Nguyên nhân bị cao huyết áp trong thai kỳ

Cao huyết áp trong thai kỳ còn được gọi là tăng huyết áp khi mang thai, là một bệnh lý thường xuất hiện trong quá trình mang thai của mẹ bầu. Hiện nay ai có đến 5% đến 10% mẹ bầu bị mắc chứng cao huyết áp trong quá trình mang thai. Cao huyết áp trong thai kỳ thực sự nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng lúc.

 1/ Nguyên nhân bị cao huyết áp trong thai kỳ - Phòng khám Minh Khai 430:

  • Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không khoa học, thai phụ ăn quá mặn. 

  • Thai phụ không hoạt động thể chất, không dưỡng thai đúng cách.

  • Thời thời tiết thay đổi đột ngột quá nóng hoặc quá lạnh.

  • Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi.

  • Thai phụ mắc bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh lý liên quan dẫn đến biến chứng dẫn đến cao huyết áp trong thai kỳ.

Cao huyết áp trong thai kỳ

Tăng huyết áp khi mang thai có thể được phân loại bài như sau:

* Mạn tính: Huyết áp cao trước khi mang thai hoặc trước 20 tuần tuổi thai. Tăng huyết áp mạn tính xảy ra ở khoảng từ 1% đến 5% tất cả các trường hợp mang thai. 

* Thai nghén: Tăng huyết áp phát triển sau 20 tuần tuổi thai thường là sau 37 tuần và kéo dài cho tới tận 6 tuần sau sinh, nó xảy ra trong khoảng  từ 5% cho đến 10% số trường hợp mang thai. Thường gặp nhiều nhất ở những người mang đa thai. 

2/ Dấu hiệu nhận biết triệu chứng cao huyết áp trong thai kỳ:

Sưng phù tay chân 

Sưng phù tay chân - cao huyết áp trong thai kỳ

Tăng cân đột ngột

Tăng cân đột ngột - tăng huyết áp trong thai kỳ

 

Rối loạn thị lực 

Rối loạn thị lực

Buồn nôn, nôn mửa

Đau đầu dữ dội, đau vùng thượng vị, đau ngực sau xương ức, khó thở kèm theo.

Đau đầu - huyết áp cao trong thai kỳ có nguy hiểm

3/ Biến chứng của cao huyết áp trong thai kỳ của mẹ bầu:

Cao huyết áp trong thai kỳ hiện tượng này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào thời gian mang thai cũng như mức tăng huyết áp của thai phụ. Tình trạng huyết áp trong thai kỳ càng cao, xuất hiện càng sớm thì nguy cơ của thai phụ và thai nhi gặp biến chứng nguy hiểm càng lớn.

Đối với thai phụ huyết áp lên cao trong thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng như sau:

- Tiền sản giật thống kê cho thấy 25% phụ nữ khi mang thai bị huyết áp cao đều có nguy cơ tiền sản giật, 5% đến 8% các trường hợp sản giật tử vong.

- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ sau khi sinh, khả năng phục hồi sau sinh rất chậm.

 - Dễ gặp tình trạng cao huyết áp ở những lần mang thai tiếp theo.

- Có nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, thận ….

4/ Phương pháp điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ:

Điều trị cụ thể cho tăng huyết áp trong thai kỳ được xác định bởi bác sĩ của bạn dựa trên các cơ sở sau:

- Mang thai, tuổi thai, sức khỏe tổng thể và lịch sử y tế của sản phụ.

- Mức độ của bệnh 

-Khả năng đáp ứng của bạn đối với thuốc hoặc phương pháp cụ thể.

tăng huyết áp trong thai nghén

  • Điều trị không dùng thuốc:

Điều trị không dùng thuốc trong thai kỳ có vai trò hạn chế bằng các biện pháp như thay đổi thức ăn và thay đổi lối sống lành mạnh hơn cho thấy những ảnh hưởng tích cực ít nhiều đến các chỉ số huyết áp. Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên đối với các thai phụ bị béo phì và cần được tư vấn dinh dưỡng tránh tăng cân để hạn chế các biến chứng khác.

  • Điều trị dùng thuốc:

Mới mục đích điều trị tăng huyết áp để giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi các thuốc hạ huyết áp được lựa chọn phải hiệu quả và an toàn cho cả mẹ và bé.

5/ Phòng ngừa cao huyết áp trong thai kỳ bằng cách nào ?

Ngoài một số nguyên nhân gây ra cao huyết áp như: tiền sử gia đình hoặc có các vấn đề liên quan đến tuổi tác, không thể kiểm soát được nhưng có một số các bước có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển huyết áp khi mang thai.

Duy trì cân nặng khỏe mạnh cố gắng bắt đầu mang thai với cân nặng khỏe mạnh. Bằng cách này ngày khi bạn tăng cân khi mang thai bạn có thể nhờ tham vấn thêm với bác sĩ để lên kế hoạch xem xét cân nặng chiều cao và lối sống thích hợp để giữ cân nặng trong mục tiêu an toàn.

Tập thể dục bao gồm các hoạt động nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ và yoga để giữ cho bản thân hoạt động thể chất và giảm nguy cơ tăng huyết áp khi mang thai.

tập thể dục - ngừa tăng huyết áp trong thai

Thăm khám bác sĩ thường xuyên trong suốt quá trình mang thai: đây là điều rất quan trọng để có kiểm tra theo dõi sự phát triển của thai nhi. 

Không ăn dư thừa muối có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp: do đó mẹ bầu cần hạn chế lượng muối của mẹ tiêu thụ hàng ngày.

Giảm căng thẳng cố gắng tránh bị căng thẳng và lo lắng khi mang thai vì những điều này sẽ dẫn đến tăng cao huyết áp trong thai kỳ.

*Để tránh được những sự việc đáng tiếc xảy ra trước khi có kế hoạch mang thai khi mẹ bầu cần lưu ý những các những vấn đề sau:

- Tránh mang thai sinh nở khi tuổi đã cao

- Phụ nữ thừa cân béo phì cần có kế hoạch giảm cân trước khi mang thai.

- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh ăn nhiều hoa quả rau xanh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường trong thai kỳ Nếu mắc bệnh đái tháo đường thai phụ cần kiểm soát tốt đường huyết và trong suốt quá trình mang thai để tránh cao huyết áp trong thai kỳ.

- Tập thể dục thể thao điều độ trước và trong giai đoạn mang thai theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Những thai phụ được chẩn đoán có tiền sản giật, cần vận động nhẹ nhàng không khuyến khích nằm tại giường quá nhiều hoặc quá lâu trong thời gian mang thai.

Hiện nay phòng khám Minh Khai 430 đang hỗ trợ tư vấn mẹ bầu MIỄN PHÍ.