Th2 - Th7: 7:30 AM - 19:00 PM ( Chủ nhật: 7h30- 16h30 )

0949070430

hqminh73@gmail.com

Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Trước Và Trong Quá Trình Mang Thai

Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Trước Và Trong Quá Trình Mang Thai

Việc tiêm phòng đầy đủ trước và trong khi mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe của người mẹ mà còn giúp thai nhi nhận được miễn dịch thụ động từ mẹ. Điều này hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời. Vậy lịch tiêm phòng cho bà bầu như thế nào. Cùng Minh khai tìm hiểu trong bài dưới đây.

Bà bầu nên đi tiêm phòng ở tháng thứ mấy?

Các loại vắc xin thường được khuyến cáo tiêm vào giai đoạn giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại vắc xin và tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm tiêm phù hợp trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Trong thời gian mang thai, phụ nữ được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván và vắc xin uốn ván. Ngoài ra, các bà bầu có thể chủ động tiêm thêm các loại vắc xin khác như cúm và viêm gan B (dành cho những người chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ phác đồ, đang mang virus viêm gan C hoặc mắc các bệnh gan mãn tính khác) theo chỉ định của bác sĩ.

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu

Để đảm bảo thai nhi khỏe mạnh, bạn nên tìm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa. Trong nhiều trường hợp, cần thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra kháng thể IgG liên quan đến các bệnh như viêm gan B, rubella, và sởi. 

Nếu xét nghiệm cho thấy cơ thể người mẹ đã có kháng thể, điều này chứng tỏ bạn có sức đề kháng tốt và không cần tiêm phòng. Ngược lại, nếu cơ thể bạn chưa có kháng thể, cần tiêm đủ các loại vắc xin cần thiết để phòng tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra khi mang thai như dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai chết lưu, sinh non,...

Dưới đây là lịch tiêm phòng cho bà bầu mà chị em nên ghi nhớ để tiêm đầy đủ.

Trước khi mang thai

Lịch tiêm phòng trước khi mang thai như sau:

  • Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella): Nên tiêm muộn nhất là 1-3 tháng trước khi có bầu.

  • Tiêm phòng viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu. Tuy nhiên, nên tiêm trước khi có bầu để chuẩn bị tốt về sức khỏe.

  • Cúm: Có thể tiêm vào bất kỳ thời điểm nào trước hoặc trong khi mang thai, nhưng nên tiêm sớm trước khi mang bầu và nhắc lại hàng năm.

  • Bạch hầu - ho gà - uốn ván: Tiêm 1 liều duy nhất, không cần phải tránh thai sau khi tiêm.

Trong khi mang bầu

Trong quá trình mang thai việc hiểu rõ lịch tiêm phòng cho bà bầu là rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Một số loại vắc xin cần thiết, được khuyến cáo cho bà bầu bao gồm: 

  1. Vắc xin cúm, ho gà - bạch hầu - uốn ván, và vắc xin phòng uốn ván.

  2. Vắc xin cúm: Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi năm 1 lần.

  3. Vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván: Tiêm 1 liều và nhắc lại mỗi 10 năm. Nếu tiêm trong thai kỳ, nên tiêm 1 mũi vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

  4. Vắc xin uốn ván:

Lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ có thai với 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Đối với người chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu

  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1

  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ thai lần sau

  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ thai lần sau

  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ thai lần sau

Trường hợp 2: Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi):

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu

  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1

  • Mũi 3: Ít nhất 1 năm sau mũi 2

Trường hợp 3: Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản (khi dưới 1 tuổi) và ít nhất 1 liều nhắc lại:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu

  • Mũi 2: Ít nhất 1 năm sau mũi 1

Bà bầu tiêm phòng trễ lịch có sao không?

Về nguyên tắc, tiêm phòng đúng phác đồ và đúng lịch là phương pháp phòng bệnh tối ưu nhất cho bà bầu, vì khi đó vắc xin sẽ phát huy tối đa hiệu quả phòng bệnh. Nếu việc tiêm vắc xin bị chậm trễ do những nguyên nhân bất khả kháng, hiệu quả của vắc xin vẫn sẽ được duy trì sau khi hoàn thành lịch tiêm.

Phụ nữ mang thai cần hoàn tất các vắc xin được khuyến cáo trước thời gian tối thiểu. Ví dụ, vắc xin sởi - quai bị - rubella cần hoàn tất trước khi mang thai 1 đến 3 tháng, và vắc xin thủy đậu cần hoàn tất ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. 

Việc trì hoãn hay chậm trễ trong lịch tiêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi vô tình tiếp xúc với mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, nếu đã quá lịch hẹn, bà bầu nên đi tiêm chủng càng sớm càng tốt và thông báo cho bác sĩ để nhận chỉ định tiêm phù hợp, đảm bảo hiệu quả của vắc xin.

Phòng khám phụ sản Minh Khai - Địa điểm tiêm phòng uy tín cho bà bầu

Phòng khám phụ sản Minh Khai là một trong những địa điểm uy tín được nhiều bà bầu lựa chọn để tiêm phòng trong suốt thai kỳ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, phòng khám đảm bảo các quy trình tiêm chủng an toàn và hiệu quả.

Tại đây, các loại vắc xin cần thiết cho bà bầu như vắc xin cúm, ho gà - bạch hầu - uốn ván, và vắc xin uốn ván đều được cung cấp đầy đủ, giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Phòng khám còn tư vấn chi tiết về lịch tiêm phòng, giúp các bà bầu tuân thủ đúng phác đồ, từ đó tối ưu hóa hiệu quả phòng bệnh. 

Đặc biệt, với dịch vụ chăm sóc tận tâm và không gian thoải mái, Minh Khai mang lại cảm giác an tâm và dễ chịu cho mọi khách hàng. Chính vì vậy, phòng khám phụ sản Minh Khai đã trở thành địa chỉ tin cậy, đồng hành cùng các bà bầu trong hành trình bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Chị em có nhu cầu có thể đến trực tiếp địa chỉ 430 Nguyễn Thị Minh Khai để được thăm khám, hoặc liên hệ ngay hotline: 0949070430 để được tư vấn chi tiết nhu cầu và thắc của chị em nhé.