Kiến thức : Huyết áp trong thai kỳ
Đăng bởi: BS. HỒ QUANG MINH
22/07/2022
Huyết áp trong thai kỳ bao nhiêu là bình thường ? Huyết áp thấp hay huyết áp cao khi mang thai sẽ dẫn đến những nguy hiểm như thế nào ? Bài viết này có thể sẽ cung cấp cho các mẹ bầu biết và hiểu thêm về huyết áp trong thai kỳ.
1/ Tăng huyết áp trong thai kỳ
Tăng huyết áp trong thai kỳ được định nghĩa là khi chữ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 130/80 mmHg. Tình trạng này là mối quan tâm lớn đối với phụ nữ mang thai .Tuy nhiên nếu được kiểm soát tốt thì tình trạng huyết áp cao khi mang thai không phải lúc nào cũng nguy hiểm.
Vì vậy cách tốt nhất là việc phát triển sớm và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa những biến chứng có thể xảy ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những thông tin cần thiết liên quan đến chứng bệnh này và những loại thuốc mà mẹ bầu có thể sử dụng trong thai kỳ .
2/ Huyết áp trong thai kỳ cao và những rủi ro:
Cao huyết áp trong thời kỳ mang thai dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau gồm:
-Giảm lưu lượng máu đến nhau thai điều này làm giảm cung cấp Oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi có thể làm cho bé làm chậm phát triển tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời.
-Nhau bông non nhau thai sớm tách khỏi tử cung. nhau bong non có thể làm bé nghẹt thở do thiếu Oxy và gây chảy máu cho mẹ.
- Sinh non.
-Nguy cơ bệnh tim mạch cho mẹ về sau : những người mẹ bị tiền sản giật mới (có dấu hiệu cao huyết áp và protein trong nước tiểu sau tuần 20 có thể tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch sau sinh dù huyết áp trở lại bình thường).
-Hội chứng HELLP : Biến chứng thai kỳ đặc trưng liên quan đến hiện tượng tan máu men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng ảnh được xem là biến chứng của tiền sản giật.
Các triệu chứng liên quan đến HELLP bao gồm: Buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng trên …
Vì hội chứng HELLP có thể làm tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể nên cần được can thiệp khẩn cấp từ bác sĩ để giảm rủi ro và trong một số trường hợp sản phụ có thể phải tiến hành tình sinh non.
*Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng cao huyết áp ở phụ nữ mang thai là cách sống, mang thai đôi hoặc đa thai, tuổi tác.
3/ Huyết áp thấp trong thai kỳ:
Áp thấp khi mang thai được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/ 60 mmHg.Trong một số trường hợp huyết áp rất thấp có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Khi mang thai lưu lượng máu tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với bình thường để có thể có đủ máu cho thai phụ và cả thai nhi. Điều đó dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố progesterone khiến mạch máu giãn ra ra và dẫn đến tình trạng huyết áp thấp.
4/ Huyết áp trong thai kỳ tụt có nguy hiểm hay không?
Huyết áp thấp khi mang thai không phải là nguyên nhân đáng lo ngại trừ khi thai phụ gặp phải các triệu chứng bất thường hoặc dấu hiệu của huyết áp thấp bệnh lý.
Thai phụ bị huyết áp thấp sẽ cảm thấy chóng mặt hoa mắt dễ ngã từ đó đó có thể gây ra nguy hiểm cho bản thân và thai nhi trong bụng. Nguy hiểm hơn Tụt huyết áp có thể làm thai phụ bị mất do thiếu oxy truyền lên não và các bộ phận ở cơ thể kể và vì đó thai nhi có thể cũng sẽ không được cung cấp đủ máu và Oxy để phát triển.
Huyết áp thấp có thể dẫn đến ngã tổn thương nội tạng hoặc sốc.
Huyết áp thấp cũng có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung chảy ra khi trứng đã thụ tinh làm chỗ bên ngoài tử cung của phụ nữ mang thai.
Trong đa số trường hợp huyết áp thấp khi mang thai không gây ra vấn đề gì lớn và huyết áp sẽ trở lại mức bình thường như trước khi mang thai, sau khi sinh xong. Nhưng nếu phụ nữ mang thai bị huyết áp thấp do bệnh lý thì hết sức cẩn thận bởi trường hợp này là tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi .
5/ Kiểm soát huyết áp trong thai kỳ với phòng khám Minh Khai 430:
-Phụ nữ mang thai cần chú ý quan sát tình trạng sức khỏe của bản thân, để nhận biết các triệu chứng khi tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp trong thai kỳ. Thường xuyên đo huyết áp để kịp thời phát các dấu hiệu - triệu chứng bệnh.
- Phụ nữ mang thai cần khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn. Trong trường hợp phát hiện cao huyết áp hay hạ huyết áp khi mang thai phải tiến hành tham vấn với bác sĩ chuyên khoa sản để được hướng dẫn và điều trị để mức huyết áp ổn định lại. Thường xuyên kiểm tra theo dõi huyết áp tại nhà nếu được bác sĩ yêu cầu.
-Tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp khi mang thai có thể là những trường hợp nguy hiểm cần được các mẹ bầu quan tâm hơn. Vì vậy các mẹ bầu nên chú ý các biểu hiện bất thường sớm nhất để có thể ngăn chặn các biến chứng của tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp trong quá trình mang thai.
- Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, rượu bia, không hút thuốc lá, luôn vận động, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày.
Việc theo dõi huyết áp trong suốt quá trình khi mang thai luôn là vấn đề cần thiết cho các phụ nữ khi mang thai. Nếu các mẹ bầu có thể kiểm soát và theo dõi tốt huyết áp thì đó là việc rất tốt cho mẹ và bé. Hiện nay phòng khám Minh Khai 430 của chúng tôi đang tư vấn tất cả các vấn đề nội khoa và chuyên khoa sản phụ cho tất cả các mẹ bầu MIỄN PHÍ .
Hãy nhanh tay gọi đến số hotline tư vấn số : 094.907.0430 để được tư vấn.
Tin liên quan
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Hợp Lý
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Thai Kỳ Hiệu Quả
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Giữa Mẹ Bầu Cần Biết
28/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai