Có Thai Rồi Có Tiêm Phòng Được Không? Nên Tiêm Vacxin Nào?
Tiêm phòng khi mang thai là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các mẹ bầu. Vậy có thai rồi có tiêm phòng được không? Những loại vắc-xin nào có thể tiêm và liệu chúng có an toàn cho cả mẹ và thai nhi không? Tất cả sẽ được phụ sản Minh Khai giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Vì sao cần tiêm phòng khi đang mang
Nhiều bà bầu không cập nhật và thực hiện đầy đủ lịch tiêm chủng trong thời kỳ mang thai, điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi và thậm chí có thể gây sảy thai hoặc thai lưu.
Thai phụ cần tìm hiểu và thực hiện đầy đủ các tiêm phòng để đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe cho thai phụ và bảo vệ thai nhi phát triển. Hiện nay các nhà khoa học và tổ chức y tế đã nghiên cứu và phát hành nhiều loại vắc-xin đảm bảo an toàn cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy mẹ bầu rất cần thiết phải tiêm phòng trước và trong quá trình mang thai.
Khi đang mang thai cần tiêm vắc-xin nào?
Nhiều chị em thắc mắc có thai rồi có tiêm phòng được không? câu trả lời là có. Dưới đây là 3 loại vắc-xin đã được chứng minh là an toàn cho thai phụ: viêm gan B, uốn ván, và cúm.
Vắc-xin phòng bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan tuýp B gây ra, với khả năng tấn công mạnh mẽ vào tế bào gan. Virus này phá hủy dần các tế bào gan, dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Theo thống kê gần đây, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B ở Việt Nam rất cao, dao động từ 18% đến 20% dân số. Do đó, nếu người mẹ không tiêm ngừa viêm gan B, nguy cơ mắc bệnh của họ sẽ rất cao. Trong khi tỷ lệ tiến triển thành viêm gan B mạn tính ở người lớn chỉ khoảng 10%, thì con số này ở trẻ em lên đến 90%. Vì vậy, thai phụ bị viêm gan B có nguy cơ cao truyền bệnh cho thai nhi, làm bệnh tiến triển nặng hơn so với người lớn.
Hiện nay, các vắc-xin phòng viêm gan B lưu hành tại Việt Nam gồm có:
-
Engerix B (Bỉ)
-
Hepavax (Hàn Quốc)
-
Euvax (Hàn Quốc)
-
Heberbiovac (Cuba)
Vắc-xin phòng bệnh Uốn ván
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, vào cuối thế kỷ XX, mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ em chết vì uốn ván sơ sinh tại các nước đang phát triển. Tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh của uốn ván sơ sinh rất cao, vượt quá 80%, đặc biệt là ở những trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ tử vong của uốn ván dao động từ 10% đến 90%, với tỷ lệ cao nhất ở trẻ em và người cao tuổi.
Ở phụ nữ mang thai, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập trong quá trình sinh nở và gây uốn ván tử cung. Nguy cơ mắc uốn ván khi mang thai là một vấn đề đáng lo ngại vì sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Do đó, bà bầu cần tiêm ngừa uốn ván để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh khi sinh nở và phòng bệnh uốn ván cho thai nhi sau khi chào đời. Vắc-xin phòng uốn ván V.A.T do Việt Nam sản xuất đảm bảo an toàn và đã được Bộ Y tế công nhận.
Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa sản, vắc-xin phòng bệnh uốn ván nên được tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ, khi thai nhi đã ổn định và người mẹ giảm các triệu chứng nghén.
Vắc-xin phòng bệnh Cúm
Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia trên thế giới, tiêm phòng cúm khi mang thai là an toàn. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng:
-
Tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm.
-
Đặc biệt, cần tiêm phòng trong mùa cúm và mùa lạnh.
-
Vắc-xin cúm là an toàn trong thai kỳ và có thể được tiêm bất kỳ lúc nào trong quá trình mang thai.
Vì vậy tiêm phòng cúm là hết sức cần thiết với mẹ bầu. Hiện nay ở Việt Nam, hai loại vắc-xin phòng cúm có thể tiêm cho phụ nữ mang thai là:
-
Vaxigrip (sản xuất tại Pháp)
-
Influvac (sản xuất tại Hà Lan)
Lưu ý khi tiêm phòng cho mẹ bầu
Phụ nữ mang thai cần được theo dõi đặc biệt khi tiêm phòng do nhiều thay đổi trong hệ thống miễn dịch có thể gây ra phản ứng khi tiêm vắc-xin. Một số lưu ý quan trọng khi tiêm phòng cho mẹ bầu bao gồm:
-
Khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm: Bác sĩ cần hỏi rõ bệnh sử và tiền sử dị ứng của mẹ để quyết định có nên tiêm phòng hay không. Nếu có bất kỳ nguy cơ nào, dù nhỏ nhất, việc tiêm chủng có thể sẽ không được thực hiện.
-
Theo dõi phản ứng trước và sau khi tiêm: Bác sĩ cần theo dõi phản ứng của mẹ trước và sau khi tiêm. Nếu mẹ đang bị ốm, sốt, hoặc mắc các bệnh lý mãn tính, cần hoãn tiêm. Sau khi tiêm, mẹ nên nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút đến 1 tiếng để có thể xử lý kịp thời những bất thường nếu có.
-
Tiêm phòng đúng lịch và đúng mũi: Đảm bảo tiêm phòng đúng lịch và đúng mũi để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Đến đây chắc hẳn các chị em đã trả lời được cho câu hỏi có thai rồi có nên tiêm phòng được không? Việc tiêm phòng cho phụ nữ đang mang thai là một điều hết sức cần thiết, vì không chỉ là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Chị em tại TPHCM đang tìm kiếm một địa chỉ tiêm phòng uy tín thì đừng bỏ lỡ phòng khám phụ sản Minh khai. Tại phòng khám Minh Khai cung cấp đầy đủ dịch vụ tiêm phòng trước và trong quá trình mang thai cho mẹ bầu với đa dạng các loại vắc xin được các bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm thực hiện. Nên các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi đến với Minh khai.
Đồng thời tại phòng khám Minh Khai còn được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc ý tế hiện đại. Đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Chị em có thể đến trực tiếp địa chỉ 430 Nguyễn Thị Minh Khai để được thăm khám. Hoặc liên hệ hotline: 0949070430 để được tư vấn chi tiết trong thời gian sớm nhất.