Th2 - Th7: 7:30 AM - 19:00 PM ( Chủ nhật: 7h30- 16h30 )

0949070430

hqminh73@gmail.com

Chỉ Số Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn

Chỉ Số Xét Nghiệm Tiểu Đường Thai Kỳ Bao Nhiêu Là An Toàn

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao bất thường ở phụ nữ mang thai. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Hãy cùng Minh Khai tìm hiểu về các ngưỡng chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn và nguy hiểm để tránh những hậu quả tiêu cực có thể xảy ra nhé.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là gì?

Trước khi xác định chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn, mẹ bầu cần hiểu rõ về khái niệm này. Chỉ số đường huyết thai kỳ là mức đường huyết của phụ nữ mang thai, hay nói cách khác, là chỉ số đo lượng đường (glucose) trong máu khi mang thai. Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) thường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu lượng đường huyết của thai phụ vượt quá giới hạn cho phép, có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ an toàn?

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra tiêu chuẩn về mức đường huyết an toàn trong thai kỳ như sau:

  • Đường huyết lúc đói: ≤ 5,1 mmol/l (92 mg/dl).

  • Đường huyết sau ăn một giờ: ≤ 10 mmol/l (180 mg/dl).

  • Đường huyết sau ăn hai giờ: ≤ 8,5 mmol/l (153 mg/dl).

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy ít nhất hai chỉ số vượt quá giới hạn trên, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao và nguy hiểm?

Trong lần khám thai đầu tiên

Phụ nữ mang thai có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được xét nghiệm đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc đường huyết ngẫu nhiên. Nếu mức đường huyết lúc đói vượt quá 7,0 mmol/L, HbA1c lớn hơn 6,5% hoặc đường huyết ngẫu nhiên cao hơn 11,1 mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường lâm sàng.

Trong trường hợp mức đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 5,1 đến 7,0 mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu mức đường huyết lúc đói dưới 5,1 mmol/L, thai phụ sẽ đợi đến tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose qua đường uống nhằm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tuần 24-28 của thai kỳ

Phụ nữ mang thai có mức đường huyết lúc đói dưới 5,1 mmol/L sẽ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose. Quy trình bao gồm việc bác sĩ đầu tiên đo mức đường huyết lúc đói của thai phụ. Sau đó, thai phụ sẽ được yêu cầu uống 75g glucose trong vòng 5 phút. Sau khi uống, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để đo nồng độ đường huyết sau 1 giờ và 2 giờ.

Nếu mức đường huyết lúc đói vượt quá 7,0 mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường lâm sàng. Phụ nữ mang thai sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu có một hoặc nhiều chỉ số sau đây:

  • Khi đói ≥ 5,1 mmol/L.

  • Sau 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L.

  • Sau 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L.

Nếu cả ba chỉ số đều thấp hơn các giá trị này, thai phụ được coi là hoàn toàn bình thường.

Các biện pháp phòng ngừa tiểu đường (Glucose) thai kỳ

Các biện pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nên biết như sau: 

  • Hoạt động thể chất đều đặn: Thường xuyên tập luyện và vận động sẽ giúp đường huyết được chuyển hóa vào các tế bào khác, giảm thiểu tình trạng tích tụ trong máu. Mẹ bầu nên duy trì nhịp tim dưới 140 nhịp/phút và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày trong khoảng 30 phút. Điều này giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ glucose, giảm nguy cơ mắc tiểu đường và cải thiện các triệu chứng như đau lưng, chuột rút,...

  • Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho thai phụ: Một phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ là thông qua việc ăn uống. Bà bầu nên ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo, đặc biệt là trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế bỏ bữa và kiểm soát lượng thực phẩm nạp vào cơ thể.

  • Duy trì cân nặng hợp lý: Tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến kháng insulin, do đó, thai phụ cần cẩn trọng để không tăng quá nhiều cân 

  • Mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Đảm bảo đường huyết được kiểm soát ổn định, duy trì HbA1c ở dưới 6,5, ngăn ngừa cao huyết áp và các triệu chứng như phù chân tay, mặt,... Theo dõi chặt chẽ những thay đổi của cơ thể để kịp thời phòng ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ.

  • Duy trì lịch nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu nên chú ý nghỉ ngơi, hạn chế công việc căng thẳng trong suốt thời kỳ mang thai. Đồng thời, duy trì tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo âu và căng thẳng.

Phòng khám phụ sản Minh Khai là một trong những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại TPHCM. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, phòng khám cam kết mang đến dịch vụ xét nghiệm chính xác, nhanh chóng, và an toàn cho các bà mẹ tương lai. 

Phòng khám tọa lạc tại 430 Nguyễn Thị Minh Khai, phòng khám không chỉ nổi bật với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm mà còn là nơi các mẹ bầu có thể hoàn toàn tin tưởng theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ. Mọi thắc mắc, mẹ bầu có thể liên hệ ngay qua hotline: 0949 070 430 để được hỗ trợ kịp thời và đặt lịch thăm khám tại phòng khám.