Bạn có biết : Huyết áp tâm thu - Huyết áp tâm trương là gì ?
Đăng bởi: BS. HỒ QUANG MINH
16/07/2022
Máy đo huyết áp thường có 3 chỉ số gồm huyết áp tâm thu ( được thể hiện ở vị trí thứ nhất trên máy đo huyết áp) , huyết áp tâm trương ( chỉ số số ứng với vị trí thứ 2 trên máy đo) và nhịp tim ( chỉ số ở vị trí thứ 3 hiện trên màn hình ).
Huyết áp được xác định dựa trên hai chỉ số đó là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.
1/ Huyết áp tâm thu là gì ?
-Huyết áp tâm thu (systolic Blood Pressure): là áp lực đỉnh tạo ra khi tim co bóp đẩy máu vào lòng mạch.
Phụ thuộc vào:
a/ Sức co bóp cơ tim (bóp càng mạnh huyết áp tăng theo).
b/ Hậu tải: kháng lực thành mạch ngoại biên (kháng lực ngoại biên càng cao, tim càng phải co thật mạnh tạo áp lực tống máu).
c/ Tiền tải: Thể tích máu đổ đầy tâm thất.
Nói cách khác :
- Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa (áp lực đỉnh tạo ra khi tim co bóp) giới hạn cao nhất của áp lực máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Áp lực này thể hiện được khả năng bơm máu của cơ tim. Nó quyết định khả năng cung cấp máu đến các cơ quan. Như vậy trong mỗi nhịp tim đập sẽ có một lượng máu được tống từ tim vào các động mạch đi khắp cơ thể, để áp lực của lượng máu đó đặt trên thành động mạch gọi là huyết áp tâm thu.
- Huyết áp tâm thu tỉ lệ thuận với sức co bóp của tim và thể tích máu ở mỗi nhát bóp. Nếu tim co bóp càng mạnh hoặc lượng máu tống ra càng nhiều thì huyết áp tâm thu sẽ càng cao và ngược lại.
- Theo tổ chức y tế thế giới WTO mức huyết áp tâm thu bình thường khi giao động từ 90 mmHg cho đến 130 mmHg.
2/ Huyết áp tâm trương là gì ?
-
Huyết áp tâm trương ( diastolic BP) : Là áp lực duy trì trong lòng mạch khi không có nhát bóp cơ tim, nhờ áp lực này mà máu vẫn đến các cơ quan thời kỳ tâm trương.
-> HA tâm trưng phụ thuộc: thể tích máu, đàn hồi mạch ngoại vi.
-
Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu là giới hạn thấp nhất của áp lực máu lên thành động mạch trong kỳ tâm trương khi tim thả lỏng thư giãn ra.
-
Huyết áp tâm trương phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch và là động lực giúp máu chảy liên tục trong lòng động mạch.
-
Huyết áp tâm trương tỉ lệ thuận với tình trạng xơ vữa và tỉ lệ nghịch với độ dạng đàn hồi của động mạch. Mức độ xơ vữa động mạch càng cao thì huyết áp tâm trương càng cao và ngược lại với độ đàn hồi. Người càng lớn tuổi mạch máu xơ vữa tính đàn hồi giảm nên huyết áp tâm trương tăng cao.
-
Sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương giữ một hiệu số nhất định còn gọi là áp suất đẩy, giúp tạo nên áp lực tưới máu cho các cơ quan. Tuy nhiên sự chênh lệch này không bao giờ được bằng hay thấp hơn 20 mmHg. Nếu các chỉ số chênh lệch = 20 mmHg hoặc dưới 20 mmHg thì phải báo ngay cho bác sĩ điều trị để tiến hành xử lý cấp cứu.
3/ Huyết áp tâm thu cao có nguy hiểm không ?
Trong trường hợp huyết áp tâm thu cao vượt ngưỡng 140mmHg, chúng ta cần thận trọng bởi vì đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị cao huyết áp. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những hệ luỵ di chứng nặng nề liên quan tới tim mạch.
Một nghiên cứu trước đây đánh giá hồ sơ bệnh án hơn một triệu người, cho thấy khi tăng huyết áp tâm thu có mối liên kết chặt chẽ đến nguy cơ đau ngực liên quan đến bệnh tim cũng như đột quỵ.
Huyết áp tâm thu cao rõ ràng đây là áp lực cao nhất lên thành mạch máu. Áp lực cao làm vỡ thành mạch máu, nhất là khi thành mạch bị dị dạng. Giảm sức bền thành mạch (lớn tuổi, xơ vữa)
Các ví dụ điển hình như:
-
Tình trạng vỡ dị dạng mạch máu não, xuất huyết não, xuất huyết võng mạc. Áp lực cao cũng gây bong các mảng xơ vữa từ đó gây tắc mạch vùng hạ lưu
-
Cơn nhồi máu cơ tim (mảng vữa xơ gây tắc mạch vành), cơn nhồi máu não (mảng vữa xơ, huyết khối bít mạch máu não).
4/ Huyết áp tâm trương cao:
Huyết áp tâm trương cao thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ bệnh lý này dẫn đến tâm lý xem nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe mà nó mang lại.
Tăng HA tâm trương: nếu HA tâm thu xảy ra khi tim co bóp đạt đỉnh, thì HA tâm trương tác động lên thành mạch và cơ quan đích trong phần lớn thời gian còn lại, áp lực này lên thành mạch gây căng các mạch máu từ đó tổn thương thành mạch, dễ tạo các mảng vữa xơ, để dễ hiểu hơn thì chúng ta có cách diễn giải như sau:
Huyết áp tâm thu nếu ví như những con sóng, thì áp lực tâm trương giống như thủy triều dâng. Áp lực cao gây phản xạ co mạch (để bảo vệ cơ quan đích), làm giảm cung cấp oxy, như cơn thoáng thiếu máu não. Hoặc cũng làm tổn thương cơ quan đích, người THA thường dẫn tới suy tim, mắt, thận, não là những cơ quan có mạch máu xoắn dễ bị áp lực làm tổn thương.
Đó cũng là những nguyên nhân và căn cứ khi các nghiên cứu đã chứng minh sự liên quan mật thiết mối liên hện giữ tăng huyết áp tâm trương và suy giảm nhận thức.
Huyết áp tâm trương cao lại còn có nguy cơ dẫn đến các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong.
5 /Huyết áp và nhịp tim bao nhiêu là bình thường:
Đối với những người khỏe mạnh huyết áp luôn giữ được ổn định chính vì vậy thông qua việc đo huyết áp người ta có thể xác định được tình trạng sức khỏe cũng như tình trạng tim mạch có tốt hay không.
Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu không vượt quá 130 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương anh không cao quá 85 mmHg.
Tuy nhiên khi tình trạng huyết áp của bạn vượt quá hoặc thấp hơn mức chỉ số huyết áp bình thường thì tỉ lệ bạn bạn có thể mắc các bệnh về cao huyết áp hoặc thấp huyết áp là vô cùng cao. Huyết áp cao hay thấp thì cũng sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể bạn như nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ, suy thận , nội tiết…
Vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra đo huyết áp để xác định và phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất. Điều này giúp bạn có được khoảng thời gian “vàng” để điều trị và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
-TH-
Tin liên quan
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Hợp Lý
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Thai Kỳ Hiệu Quả
29/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai
Dấu Hiệu Thai Phát Triển Tốt 3 Tháng Giữa Mẹ Bầu Cần Biết
28/10/2024
Đăng bởi: Phòng khám Phụ sản Minh Khai